HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Bệnh Chlamydia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Bệnh Chlamydia là căn bệnh lây qua đường tình dục (std) phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh có thể gây những tổn thương vĩnh viễn với cơ thể, đặc biệt là phụ nữ có thể bị vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Mọi người hoàn toàn có thể tự phòng ngừa và điều trị hoàn toàn nếu như được trang bị đủ kiến thức về bệnh chlamydia.

1. Tìm hiểu bệnh Chlamydia là bệnh gì?

Bệnh Chlamydia là căn bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Quan hệ tình dục càng phức tạp với nhiều bạn tình thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. 

Ở nữ giới, khi quan hệ tình dục quá sớm, cổ tử cung chưa trưởng thành nên rất dễ nhiễm bệnh gây nên nhiễm Chlamydia ở cổ tử cung, trực tràng và cổ họng . Nam giới khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn sẽ có nguy cơ nhiễm khi vi khuẩn lây truyền qua đường hậu môn và miệng.

Bệnh Chlamydia được xếp vào bệnh "nguy hiểm thầm lặng" bởi theo thông kê, có 50-70% người bị mắc bệnh đều không có triệu chứng rõ ràng dẫn tới chậm chễ trong việc chữa trị.

Theo thống kê của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) hàng năm ghi nhận 90.000.000 trường hợp bị bệnh lây qua đường tình dục Chlamydia. Tại Việt Nam năm 2003, kết quả nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ người nhiễm khuẩn Chlamydia: tân binh chiếm 9%, 1,5% phụ nữ có thai, người khám và xét nghiệm STD 1,5%, 5,0% là gái mại dâm.

Chlamydia, bệnh lay qua đường tình dục phổ biến ở nam và nữ

Chlamydia, bệnh lay qua đường tình dục phổ biến ở nam và nữ

2. Nguyên nhân gây bệnh Chlamydia ở cơ thể nam giới và nữ giới

Theo nghiên cứu của các tổ chức Y Tế về bệnh Chlamydia, nguyên nhân gây bệnh Chlamydia là do chủng vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. 

Khuẩn Chlamydia có chu kì nhân lên bất thường, khác hoàn toàn với các chủng vi khuẩn khác là khoảng 48-72 giờ. Sau khoảng 48-72 giờ vi khuẩn sẽ phá hủy các tế bào và làm tổn thương vùng niêm mạc. 

Theo bác sĩ phụ khoa, Chlamydia là dạng kí sinh trong tế bào sống, có dạng hình cầu, có hệ thông gene di truyền nên có kích thước trung gian giữ virus và vi khuẩn. được ghi nhận có 3 biến thể sinh học khác nhau:

+ Biến thể Chlamydia Psittaci: là vi khuẩn thường xuất hiện ở chim và lây nhiễm ở những người bị sốt vẹt

+ Chủng biến thể Chlamydia Pneumoniae: Vi khuẩn biến thể này là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về đường hô hấp lây từ người sang người

+ Chlamydia Trachomatis: là nguyên chính gây nen các bệnh lây lan qua đường sinh dục, bệnh đau mắt đỏ. Chúng thường có ở các dịch tiết tại âm đạo, niệu đạo và cổ tử cung.

Chủng biến thể khuẩn Chlamydia Trachomatis gây các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục

Chủng biến thể khuẩn Chlamydia Trachomatis gây các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục

3. Hình ảnh bệnh Chlamydia ở nam và nữ giới

Hình ảnh bệnh chlamydia gây viêm đỏ ở dương vật ở nam giới

Hình ảnh bệnh chlamydia gây viêm đỏ ở dương vật ở nam giới

Hình ảnh dịch chảy ở cổ tử cung do bị mắc bệnh std Chlamydia

Hình ảnh dịch chảy ở cổ tử cung do bị mắc bệnh std Chlamydia

4. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Chlamydia thường gặp

Đa số người bệnh nhiễm Chlamydia thường không phát hiện triệu chứng từ ban đầu. Biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng, cho đến khi thấy rõ được những triệu chứng thì bệnh đã phát triển đến giai đoạn cấp tính. Khi mắc bệnh, tình trạng đau vùng trực tràng, tiết dịch vùng kín và chảy máu là đặc trưng. Trong 1-3 tuần sau khi tiếp xúc mầm bệnh, người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau giữa nam và nữ.

4.1. Triệu chứng bệnh chlamydia ở nam giới

Biểu hiện nhiễm chlamydia ở nam giới chủ yếu là viêm đường tiết niệu, ngoài ra còn xuất hiện một số bệnh lây qua đường tình dục khác như: 

+ Viêm niệu đạo: chlamydia là tác nhân chính gây nên căn bệnh viêm niệu đạo không do lậu chiếm đến khoảng 30-60% ở nam giới. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng lâm sàng thường gặp như: Đi tiểu buốt, rát và đâu, ra dịch nhầy màu trắng đục hoặc trong, miệng sáo đỏ, viêm nề,...

+ Viêm mào tinh hoàn và tuyến tiền liệt: Các biểu hiện lâm sàng của viêm mào tinh hoàn đơn thuần ở một bên bìu là đâu, phù nề, nhạy cảm, sốt,...

+ Viêm trực tràng: Trường hợp viêm trực tràng cho chlamydia khi quan hệ tình dục đồng giới nam qua đường hậu môn hơn 50% sẽ có có biểu hiện như đau hậu môn trực tràng, ra máu, có dịch nhầy, tiểu lỏng,...

Ngoài ra, người bệnh nam cũng có những triệu chứng có thể dễ gặp như: 

+ Đau vùng bụng dưới, đau rát dương vật khi đi tiểu

+ Ra dịch trắng đục, mùi hôi khai tiết ra từ lỗ sáo dương thường thấy vào buổi sáng

+ Nóng rát và ngứa lan rộng ở đầu dương vật 

+ Rối loạn xuất tinh, tinh dịch ít, loãng hoặc có kèm theo máu

+ Một số trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị đau và sưng một hoặc cả 2 bên tinh hoàn

Dấu hiêu và triệu chứng của bệnh Chlamydia ở nam giới cần được điều trị sớm

Dấu hiêu và triệu chứng của bệnh Chlamydia ở nam giới cần được điều trị sớm

4.2. Triệu chứng bệnh chlamydia ở nữ giới

Những triệu chứng có thể thường gặp ở nữ giới khi mắc bệnh có thể như:

+ Nhiễm trùng ở cổ tử cung và niệu đạo

+ Có dịch bất thường tiết ra ở âm đạo

+ Khí hư có màu sắc như xanh, vàng nhạt, trắng đục và mùi bất thường  

+ Ngứa dữ dội ở vùng kín, khi đi vệ sinh đau rát, và đau âm ĩ sau khi quan hệ tình dục.

+ Chảy máu vùng kín bất thường khi bệnh nhiễm trùng lây lan cổ tử cung lên ống dẫn trứng

+ Đau bụng dưới và đau thắt lưng thường kèm theo buồn nôn, sốt cao

+ Đau bụng vùng trên do vi khuẩn có thể di chuyển và lan rộng lây lan sang trực tràng

4.3. Dấu hiệu của bệnh chlamydia ở phần trực tràng

Ngoài việc cả nam giới và nữ giới, cũng có nguy cơ bị bệnh chlamydia  tại phần trực tràng. Điều này do quan hệ tình dục bằng  qua đường hậu môn, hoặc lây ở khu vực, bộ phận bị nhiễm khác như âm đạo. Việc lây nhiễm khiến bệnh chlamydia ở phần thực tràng bị đau, tiết dịch, chảy máu.

5. Thời gian ủ bệnh chlamydia đến khi xuất hiện triệu chứng

Thời gian ủ bệnh của bệnh chlamydia đến khi xuất hiện các triệu chứng được biểu hiện rõ ra bên ngoài được tinh từ sau khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Thông thường thời gian ủ bệnh Chlamydia khá dài từ 1-3 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Nhiều trường hợp bệnh chlamydia không biểu hiện triệu chứng bệnh. 

6. Hướng dẫn cách xét nghiệm sàng lọc và chuẩn đoán bệnh chlamydia

Do triệu chứng của bệnh chlamydia thường không được hiện diện sớm vậy nên những nhóm người sau cần nên đi xét nghiệm chlamydia  hằng năm:

+ Tất cả nữ giới và nam giới quan hệ tình dục dưới 25 tuổi 

+ Những người có đời sống tình dục phong phú, không an toán

+ Có quan hệ tình dục đồng giới 

+ Có tiền sử mắc nhiều bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục

+ Khi mang thai 

+ 3 tháng sau khi điều trị một bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục 

+ Có quan hệ với nhiều bạn tình lạ 

Khi có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để làm những xét nghiệm. Ngay khi có kết quả xét nghiệm Chlmydia dương tính cần có phương pháp điều trị kịp thời. Một số loại xét nghiệm có thể thực hiện để chẩn đoán bệnh như:

6.1. Xét nghiệm Chlamydia dịch

Xét nghiệm này được thực hiện từ mẫu dịch vùng kín của người bệnh như tiết niệu đạo, âm đạo

Thực hiện xét nghiệm và chuẩn đoán chính xác bệnh Chlamydia

Thực hiện xét nghiệm và chuẩn đoán chính xác bệnh Chlamydia

6.2. Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgA

Là kỹ thuật có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất. Bệnh phẩm sử dụng huyết thanh của người bệnh giúp phát hiện kháng thể Chlamydia IgG và Chlamydia IgA nhằm đánh giá tình trạng bệnh nhân đang trong tình trạng cấp tính hay đã mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. 

6.3. Xét nghiệm Chlamydia PCR

Phương pháp này có thể phát hiện được vi khuẩn trên mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao tương đương với nuôi cấy tế bào, và có thể áp dụng ở những nơi không có khả năng nuôi cấy, không đòi hỏi vi khuẩn còn sống. Thời gian xét nghiệm nhanh và cho được kết quả chính xác.

6.4. Nuôi cấy phân lập 

Được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhiễm bệnh chlamydia , các bác sĩ có thể xác định được sự có mặt các khuẩn lạc nghi ngờ lậu từ 24 đến 48 tiếng.

7. Cách chữa bệnh chlamydia đúng cách, nhanh khỏi

Nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ có thể chữa khỏi được bệnh chlamydia và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm. Khi phát hiện ra bệnh chlamydia, người bệnh sẽ được các bác sĩ điều trị bằng đơn thuốc chữa bệnh chlamydia như: 

+ Azithromycin: Mỗi ngày 1g, 1 liều duy nhất.

+ Doxycycline: Liều 100mg / 1 ngày với 2 viên, dùng liên tục trong 7 ngày.  

+ Erythromycin: Liều dùng 500mg / 1 ngày với 4 viên, dùng trong 7 ngày.

+ Ofloxacin: Liều dùng 200mg, mỗi ngày uống 2 lần, dùng trong 7 ngày.

Hầu hết các trường hợp bệnh nhiễm trùng được điều trị trong vòng 1-2 tuần, tuy nhiên triệu chứng bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh sẽ khác nhau. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều lượng đơn thuốc điều trị của bác sĩ. Không sử dụng chung đơn thuốc hay tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Trong thời gian này, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục để chữa bệnh nhanh chóng và đạt hiệu quả.  

Dù đã được chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát, vậy nên sau khi điều trị cần phải thăm khám và xét nghiệm định kỳ, đồng thời sử dụng các biện pháp, phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Khi có kết quả của bác sĩ đã điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh nhân mới nên quan hệ tình dục.

Thuốc viên điều trị bệnh Chlamydia theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Thuốc viên điều trị bệnh Chlamydia theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

7. Các biện pháp phòng ngừa bệnh Chlamydia pneumoniae

Chlamydia pneumoniae là căn bệnh xã hội có mức độ lây lan nhanh chóng, khó nắm bắt được triệu chứng, cũng như khó phát hiện được bệnh. Tuy bệnh Chlamydia có thể chữa khỏi nhưng không vì thế mà chủ quan khi phòng ngừa căn bệnh này.  Một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả là:

+ Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn

Bao cao su là biện pháp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm cũng như phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn hiệu quả. Vì thế, cần tạo thói quen sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục ở cả nam và nữ. 

+ Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh 

Không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy một vợ một chồng. Chủ động bảo vệ bản thân bằng cách lựa chọn bạn tình an toàn, đồng thời thống nhất sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ là các biện pháp phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục hiệu quả. 

+ Kiểm tra xét nghiệm định kỳ

Không thực hiện quan hệ tình dục trong thời kỳ nhiễm bệnh hay đang điều trị bệnh. Nếu phát hiện bạn tình mắc bệnh cần điều trị lập tức để hạn chế tối đa cơ bệnh tái phát. Ngoài ra, cần phải kiểm tra và xét nghiệm định kỳ để phát hiện những bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, đặc biệt ở những người có lối sống phóng khoáng. 

Khi có cơ quan sinh dục có các biểu hiện lạ, tiết dịch âm đạo và dương vật, đau, buốt khi đi tiểu cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và phát hiện ra bệnh kịp thời.

TAGS :

bệnh chlamydia bệnh lây qua đường tình dục bệnh std chlamydia

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo