HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

4 Nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, chậm tốt nhất

Một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường được các bác sĩ tim mạch chỉ định như: Amiodarone, Ibutilide, Lidocaine, Sotalol, Propranalol... Chữa bệnh rối loạn nhịp tim bằng thuốc là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim nhanh và nhịp tim chậm đơn giản và áp dụng với hầu hết các trường hợp.

1. Cơ chế của các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh và chậm

Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, chậm đều có cơ chế điều chỉnh các rối loạn xung điện trong tim, làm cho nhịp tim trở về bình thường. Cụ thể:

- Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có cơ chế làm tăng hoặc giảm tốc độ dẫn truyền của các xung điện trong tim.

- Tăng thời gian phục hồi cơ tim, kéo dài thời gian trơ.

- Cơ chế ngăn chặn những hoạt động bất thường của nhịp tim. 

Rối loạn nhịp tim nên uống thuốc gì? Dưới đây là 4 nhóm thuốc thường được bác sĩ tim mạch chỉ định nhằm cải thiện tình trạng bệnh:

2.  Nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng

2.1. Nhóm thuốc chẹn kênh Natri (thuốc ổn định màng tế bào)

* Một số thuốc điều trị thuộc nhóm chẹn kênh Natri thường dùng như: Quinidin, Procainamid, Lidocain, Encainid,...

* Tác dụng: tăng thời gian trơ; tác dụng trực tiếp, mạnh trên hầu hết các tế bào cơ tim; tác dụng gián tiếp làm thay đổi điều hòa tự động tim. 

* Chỉ định: dùng điều trị ngắn và lâu dài loạn nhịp nhĩ và thất.

Hình 1: Lidocain dùng chính trong loạn nhịp thất, khi cấp cứu. Các loạn nhịp thất do nhồi máu cơ tim, mổ tim.

* Tác dụng không mong muốn: có thể làm tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nặng nề hơn đặ biệt là nặng thêm nhịp nhanh trên thất.

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chậm hoặc nhanh Lidocain

2.2. Nhóm thuốc chẹn Beta

* Các thuốc điều trị thường dùng: Metoprolol, Bisoprolol, Atenolol,...

* Tác dụng: 

- Giảm tính tự động, giảm tính chịu kích thích, giảm tốc độ dẫn truyền và giảm lực co bóp của cơ tim.

- Ức chế co bóp cơ tim. 

* Chỉ định:

- Nhịp nhanh xoang (điều trị tốt nhất).

- Điều trị nhịp nhanh trên thất (bao gồm nhịp nhanh xoang và nhịp nhanh vào lại tại nút nhĩ thất).

- Nhịp nhanh thất.

- Rung nhĩ.

- Cuồng nhĩ.

- Rung thất.

* Chống chỉ định: người mắc bệnh viêm phế quản, hen, COPD do nhóm thuốc gây co thắt khí phế quản, suy tim đang tiến triển vì các thuốc đều ức chế co bóp của cơ tim.

* Tác dụng không mong muốn:

- Mệt mỏi, đau đầu.

- Tiêu chảy, táo bón.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Thuốc có thể làm chậm nhịp tim quá mức nhưng hiếm gặp.

Khi đang uống thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thuộc nhóm chẹn kênh Beta nếu muốn dừng thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, giảm liều từ từ. Không dừng thuốc đột ngột vì nếu ngừng thuốc sẽ gây tăng huyết áp, đau thắt ngực, triệu chứng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn.

Rối loạn nhịp tim dùng thuốc gì? Propranolol có tác dụng làm “vững bền” màng

2.3. Nhóm thuốc chẹn kênh Calci

* Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thuộc nhóm chẹn kệnh calci thường dùng: Verapamil, Diltiazem,...

* Tác dụng: giãn mạch và giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.

* Chỉ định: 

- Điều trị nhịp nhanh trên thất.

- Rung nhĩ và cuồng nhĩ nhanh. 

Verapamil thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh trên thất (không có tác dụng trên loạn nhịp thất.)

* Tác dụng không mong muốn: 

- Đau đầu, chóng mặt.

- Có thể gặp tình trạng phát ban.

- Sưng chân.

* Cách sử dụng thuốc để điều trị rối loạn nhịp tim nhanh hoặc chậm:

- Nên dùng thuốc trong bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ lên dạ dày. 

- Tuyệt đối không ăn bưởi hoặc nước ép từ bưởi trong khi uống thuốc do bưởi làm thay đổi tác dụng của thuốc. 

- Trong quá trình sử dụng thuốc không được sử dụng các chất kích thích (như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...) vì sẽ làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.

- Không dùng chung với các thuốc lợi tiểu, corticoid, thuốc giúp bổ sung vitamin D hay Canxi.

2.4. Nhóm thuốc chẹn kênh Kali

Rối loạn nhịp tim nên uống thuốc gì. Nhóm thuốc chẹn kênh Kali có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn khi uống thuốc sai cách. Tuy nhiên, các loại thuốc thuộc nhóm chẹn kênh Kali vẫn được các bác sĩ tim mạch chỉ định để điều trị bệnh rối loạn nhịp tim nhanh hoặc chậm vì các tác dụng: chống loạn nhịp tim thông qua kéo dài thời gian của điện thế hoạt động tế bào, kéo dài thời gian trơ. Do đó, làm giảm kích thích tế bào, đồng thời cũng làm giảm tính tự động của nút xoang. 

* Các thuốc thường dùng: Amiodarone, Bretylium, Sotalol,... Trong đó, Amiodarone được sử dụng phổ biến nhất do thời gian tác dụng dài. Nhóm thuốc còn có tác dụng trên nhịp thất và trên thất.

* Chỉ định: 

- Nhịp nhanh trên thất.

- Nhịp nhanh thất.

Amiodarone, thuốc viên thường được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị bệnh loanh nhịp tim

Amiodarone chỉ định trong trường hợp nhịp nhĩ nhanh, rung nhĩ, cuồng nhĩ.

* Chống chỉ định: bệnh nhân bị xoắn đỉnh. 

* Tác dụng không mong muốn: 

- Tác dụng phụ trên tim: làm chậm nhịp tim, thậm chí là nhịp rất chậm gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, thuốc có thể làm tình trạng rối loạn nhịp tim nặng nề hơn hoặc xuất hiện loạn nhịp mới.

- Tác dụng phụ trên tuyến giáp: thuốc có thể gây thiểu năng tuyến giáp hay cường năng tuyến giáp. Do vậy, trước khi dùng thuốc người bệnh cần được kiểm tra chức năng tuyến giáp.

- Tác dụng phụ trên phổi: khó thở, ho khan kèm theo mệt mỏi, toàn thân suy nhược, thuốc có thể gây xơ phổi, viêm phổi quá mẫn, viêm phổi kẽ.

- Tác dụng phụ trên da: quá mẫn với ánh sáng là tác dụng phụ phổ biến nhất.

- Tác dụng phụ ở trên mắt: rối loạn thị giác (lắng đọng giác mạc không triệu chứng, nhìn quầng, nhìn lóa, sợ ánh sáng, khô mắt).

Một số tác dụng phụ khác có thể gặp như chán ăn, buồn nôn, men gan tăng… nhưng thường rất ít và nhẹ.

3. Các tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh hoặc chậm đều có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể:

- Tình trạng rối loạn nhịp tim ngày càng trở nên trần trọng hơn.

- Dị ứng với thuốc.

- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

- Mắt mờ.

- Sưng chân.

- Tiêu chảy hay táo bón.

- Ăn không ngon miệng,...

Khi xảy ra những bất thường nêu trên cần nhanh chóng đưa người bệnh đến gặp bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

4. Quy tắc dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim nên uống thuốc gì? Việc uống thuốc để chữa các bát thường về rối loạn nhịp tim có thể mang lại hiệu quả tốt cho bênh. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng nắm rõ các chỉ định  và những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc và dễ dàng dẫn tới các tác dụng phụ. Lưu ý:

- Khi nhịp tim nhanh bất thường hay ngoại tâm thu xảy ra thường xuyên, người bệnh cần đo điện tâm đồ, điện tim trước khi dùng thuốc rối loạn nhịp tim.

- Trong mọi trường hợp phải luôn mang thuốc bên mình.

- Thuốc uống thường dùng trong điều trị lâu dài, thuốc tiêm tĩnh mạch được dùng trong các trường hợp khẩn cấp.

- Không được tự ý ngưng thuốc đột ngột khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị. 

- Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần đến gặp bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời. 

- Nếu muốn bổ sung các thuốc khác, thực phẩm chức năng (thuốc bổ não, vitamin,...) cần có sự cho phép của bác sĩ điều trị.

- Những người mắc bệnh rung nhĩ, cần dùng thêm thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin) để ngăn ngừa nguy cơ đông máu, đột quỵ cho bệnh nhân.

- Đối tượng là trẻ em: đây là đối tượng gặp nhiều tác dụng phụ nhất vì sức đề kháng kém. Do đó, cần phải dò liều cẩn thận.

-  Bất kì một loại thuốc Tây y nào khi dùng đều sẽ gặp tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng, người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Tuân theo y lệnh điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay tăng, giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Quy tắc 

5. Rối loạn nhịp tim có thể chữa bằng thuốc không?

Hầu hết các trường hợp rối loạn nhịp tim đều được ưu tiên dùng thuốc trước tiên. Thuốc không những giúp ổn định nhịp tim ngay sau khi sử dụng mà khi sử dụng lâu dài sẽ giúp điều chỉnh rối loạn xung điện, phục hồi nhịp tim. Có rất nhiều nhóm thuốc chống rối loạn nhịp tim, trong đó mỗi loại lại có tác tác dụng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định,... là khác nhau. 

Trong các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim, điều trị bằng thuốc là phương pháp an toàn nhất vì đây là phương pháp không xâm lấn. Nếu người bệnh đáp ứng tốt sau khi dùng thuốc, họ sẽ không cần can thiệp bằng các biện pháp như sốc điện chuyển nhịp - phá rung, máy tạo nhịp tim (máy tạo nhịp tái đồng bộ tim), cấy máy chuyển nhịp - phá rung tự động (ICD), triệt đốt rối loạn nhịp qua đường ống thông,...

Tóm lại, các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim là gì và cách uống như thế nào cần được sự tư vấn chuyên nghiệp từ chuyên gia tim mạch. Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống như: hạn chế sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia, cà phê,...), ăn nhiều thực phẩm giàu Omega-3, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, tránh căng thẳng, stress,... cũng giúp mang lại hiệu quả điều trị cao hơn và phòng ngừa rối loạn nhịp tim. 

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo