5 Tips Giúp Trẻ Giảm Stress Trong Đại Dịch COVID-19
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Những thông tin về dịch bệnh COVID-19, cùng với việc giãn cách xã hội, trường học đóng cửa, trẻ không được vui chơi, tiếp xúc với bạn bè… việc ở trong nhà thường xuyên cũng khiến trẻ không khỏi buồn chán, lo lắng, căng thẳng. Cha mẹ cần phải quan tâm, hỗ trợ con vượt qua giai đoạn dịch bệnh để trẻ không bị những cảm xúc tiêu cực chi phối.
1. Trò chuyện với con về thông tin dịch bệnh
Cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện chủ động, thẳng thắn với con cái về dịch bệnh COVID-19, và vai trò quan trọng của trẻ trong việc giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Hãy nói với con về các triệu chứng của bệnh, một số triệu chứng thường rất giống với cảm lạnh hoặc cúm thông thường và không cần phải cảm thấy quá sợ hãi về điều này. Hãy trấn an con rằng COVID-19 có thể được chữa khỏi, không phải ai mắc bệnh cũng trở nặng và tử vong, bởi vậy không nên quá lo lắng. Điều quan trọng lúc này là giữ tinh thần thoải mái, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch.
Dặn dò con khi cảm thấy không được khỏe, hoặc nếu chúng cảm thấy lo lắng về dịch bệnh thì phải hỏi cha mẹ để được giúp đỡ.
2. Kiểm tra về những thông tin dịch bệnh trẻ đã nghe
Có rất nhiều thông tin sai lệch về bệnh coronavirus (COVID-19). Cần tìm hiểu xem trẻ đã biết về những thông tin gì và kiểm chứng xem những thông tin đó có đúng không để đưa chúng đi đúng hướng. Chỉ cho trẻ những kênh thông tin chính thống để trẻ có thể tìm hiểu thông tin dịch bệnh chính xác.
3. Tạo cho trẻ một lịch trình trong ngày
Các bậc cha mẹ nên tạo cho trẻ một lịch trình trong ngày gồm thời gian học tập, làm việc và vui chơi. Việc sắp xếp thời gian biểu phải đảm bảo những việc quan trọng như học tập thực hiện trước sau đó mới đến các hoạt động khác.
Có thể để trẻ sử dụng điện thoại để vui chơi và kết nối với bạn bè, nhưng chỉ trong thời gian nhất định, còn thời gian khác dành để đọc sách, tập thể dục, thể thao, vui chơi hoặc giúp đỡ cha mẹ các công việc gia đình. Sẽ là một sự hứng thú với trẻ khi chúng có thể đoán trước được ngày mới chúng có thể làm việc gì và khi nào chúng được vui chơi.
Đối với trẻ em từ 10, 11 tuổi trở lên, nên để trẻ tự thiết kế lịch trình của mình. Với trẻ nhỏ, khi cha mẹ sắp xếp thời gian biểu phải đảm bảo tất cả bài tập của trẻ phải được hoàn thành trước rồi mới đến các hoạt động khác.
Lưu ý, những việc quan trọng nên thực hiện vào đầu ngày mới sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
4. Dành thời gian cho con
Cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ với con. Nên tổ chức các trò chơi, hoạt động gia đình như chơi cờ, tập thể dục, dọn dẹp nhà, hay nấu ăn cùng nhau… để giải tỏa căng thẳng và gắn kết các thành viên trong gia đình.
Với thanh thiếu niên, không nên kiểm soát quá, cha mẹ cần cho con chút không gian riêng tư, cho trẻ sử dụng điện thoại để kết nối với bạn bè tuy nhiên ở một thời gian nhất định, không nên truy cập vào tài khoản xã hội của con.
Chia sẻ với con về những mối quan hệ xung quanh và những điều mà trẻ đang lo lắng để tìm cách tháo gỡ, giúp trẻ thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.
5. Điều chỉnh cảm xúc của chính mình
Những thông tin về dịch bệnh cũng khiến cha mẹ lo lắng, tuy nhiên không thể hiện nỗi lo sợ đó trước mặt con bởi chúng có thể bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực của chính bạn.
Nguồn: UNICEF