HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Bệnh giang mai: Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Bệnh giang mai là bệnh rất phổ biến đứng thứ hai trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau bệnh lậu) ở trên thế giới. Bệnh giang mai gây ra những tổn thương ở bộ phận sinh dục, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nó có thể tổn thương hầu hết các cơ quan trong cơ thể như da, màng nhầy, mắt, não, màng não, động mạch chủ, xương… Thấy được những hậu quả nặng nề như vậy người bệnh cần biết một số thông tin cơ bản về bệnh giang mai.

1. Tìm hiểu bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền từ người sang người qua đường tình dục nguyên nhân là do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum).

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2020, toàn cầu có khoảng 7,1 triệu người mới mắc bệnh giang mai. Số ca mắc mới ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam chúng ta chiếm 1,1 triệu ca mắc.

Bệnh syphilis có từ thời thượng cổ, các tài liệu xa xưa của Trung Quốc, Ấn Độ đã từng mô tả một bệnh giống hệt bệnh giang mai. Vào cuối thế kỉ 15 xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) được Schaudinn và Hoffmann tìm ra vào năm 1905 ở châu Âu. Ở Việt Nam vẫn chưa xác định được chính xác bệnh giang mai xuất hiện vào thời kỳ nào.

Giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra trên da

Giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra trên da 

2. Nguyên nhân gây bệnh giang mai:

Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum). Người bị mắc bệnh giang mai lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn giang mai khi quan hệ tình dục với người bị bệnh. Trong tự nhiên xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh cho người và người là nơi lưu trữ mầm bệnh duy nhất.

Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) rất yếu khi ở điều kiện bên ngoài, nhất là thời tiết khô và nóng.

Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai là một trong các bệnh STDs phổ biến và dễ dàng lây lan từ người sang người qua các đường: 

+  Lây trực tiếp qua đường quan hệ tình dục bằng đường miệng, hậu môn, âm đạo.

+ Lây truyền gián tiếp qua các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai hoặc lây qua các vết xước trên niêm mạc, da. 

+ Lây từ mẹ sang con qua máu và trong thời kỳ mang thai khi chị em bị bệnh giang mai.

3. Dấu hiệu của bệnh giang mai

Người bị bệnh giang mai có thể xảy ra 2 trường hợp: bệnh giang mai do mắc phải và bệnh giang mai do bẩm sinh.

* Bệnh syphilis do mắc phải lây truyền chủ yếu qua đường sinh dục. Trường hợp hiếm gặp hơn, bệnh có thể lây truyền qua niêm mạc mắt, miệng và da bị trầy sát. Đa số người bệnh thuộc loại giang mai này không được điều trị kịp thời sẽ diễn biến qua 3 giai đoạn: 

3.1. Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1

Giai đoạn 1 diễn ra từ 10 đến 90 ngày sau khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1 bao gồm: xuất hiện các vết loét ở bộ phận sinh dục, kèm theo nổi hạch cứng ở các vùng xung quanh.

Giai đoạn 1 là thời điểm lây lan bệnh mạnh nhất do trong dịch tiết ra từ vết loét và dịch trong hạch có rất nhiều xoắn khuẩn giang mai. Từ hạch bạch huyết, xoắn khuẩn giang mai đi vào máu nên khi chuẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh sẽ cho kết quả dương tính (mắc bệnh giang mai).

Bệnh giang mai giai đoạn 1 sẽ kết thúc trong khoảng từ 3 đến 10 tuần. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.

Hình ảnh dấu hiệu giang mai ở giai đoạn đầu trên da

Hình ảnh dấu hiệu giang mai ở giai đoạn đầu trên da

3.2 Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 2

Giai đoạn 2 bệnh giang mai diễn ra từ 2 đến 12 tuần sau khi xuất hiện vết loét ở bộ phận sinh dục. Dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 2 gồm các tổn thương:

- Trên da như: nổi mẩn (mẩn dạng vảy nến, dạng trứng cá, dạng thủy đậu, dạng loét) thường xuất hiện ở vị trí nóng ẩm như hậu môn, âm hộ; nổi những phát ban màu hồng đa số các trường hợp xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân , trong những ban màu hồng này có rất ít xoắn khuẩn giang mai.

- Trên niêm mạc lưỡi, miệng, sinh dục có các vệt màu trắng.

- Ngoài ra tùy trên từng người bệnh có thể thể kèm theo các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc…

Các triệu chứng bệnh giang mai ở nam và nữ trong giai đoạn 2 có thể tự mất đi, tuy nhiên đây vẫn là giai đoạn lây lan mạnh. 

Người bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và kéo dài sang giai đoạn 3.

Biểu hiện giang mai giai đoạn 2 ở nam và nữ

Biểu hiện giang mai giai đoạn 2 ở nam và nữ

3.3 Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 3 (giai đoạn cuối)

Ở nam và nữ, bệnh syphilis giai đoạn cuối tổn thương trên đường sinh dục và da đã trở nên nghiêm trọng hơn:

- Xuất hiện các "gôm giang mai" ở xương, gan, da. Gôm giang mai là những cục dưới da, các cục này to dần ra, sau đó mềm và vỡ chảy dịch giống như nhựa cao su tạo thành vết loét, vết loét ăn da non và trở thành sẹo.

- Đặc biệt là tổn thương tim mạch với các biểu hiện như: viêm cơ tim, hẹp động mạch vành, hở van động mạch chủ, phình động mạch chủ và viêm động mạch chủ…

- Và tổn thương thần kinh trung ương với các biểu hiện như:đột quỵ, viêm màng não, rối loạn chức năng dây thần kinh sọ não, chức năng thị giác, thính giác suy giảm, cột sống và liệt nhẹ toàn cơ thể...

Giai đoạn cuối hiếm thấy xuất hiện xoắn khuẩn giang mai trong gôm.

Triệu chứng nặng của bệnh giang mai ở giai đoạn 3

Triệu chứng nặng của bệnh giang mai ở giai đoạn 3

3.4. Dấu hiệu trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh: 

Chị em có thai mắc bệnh giang mai, xoắn khuẩn giang mai có thể qua rau thai vào thai nhi và gây sảy thai, chết thai nhi, đẻ non hoặc trẻ sinh ra đã mắc bệnh giang mai (giang mai bẩm sinh). 

Bệnh giang mai bẩm sinh có thể để lại các di chứng ở trên trẻ như: mũi tẹt hình yên ngựa, trán dô, xương chày (xương đùi) hình lưỡi kiếm, tam chứng Hutchinson (răng Hutchinson, điếc nhất thời, lác quy tụ).

4. Hình ảnh bệnh giang mai ở nam và nữ

Hình ảnh bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ

Hình ảnh bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ

Hình ảnh biểu hiện bệnh giang mai ở miệngHình ảnh biểu hiện bệnh giang mai ở miệng

Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ

Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ

5. Phương pháp xét nghiệm giang mai tại cơ sở y tế

5.1. Xét nghiệm bệnh giang mai bằng que test giang mai

- Xét nghiệm nhanh chẩn đoán giang mai được sử dụng rộng rãi để sàng lọc trong cộng đồng đặc biệt là phụ nữ mãi dâm, quan hệ tình dục đồng giới, chị em mang thai và trong chương trình phòng chống HIV- AIDS.

- Ưu điểm của phương pháp: cho kết quả nhanh trong khoảng 10 đến 15 phút, không cần tủ lạnh bảo quản bệnh phẩm, dụng cụ nên các cơ sở y tế thôn, bản cũng có thể thực hiện được.

5.2. Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai (chẩn đoán trực tiếp):

Xét nghiệm bệnh syphilis với Bệnh phẩm dịch tiết ra từ da, niêm mạc, hạch… thường được áp dụng bệnh giang mai giai đoạn đầu.

- Phương pháp này có ưu điểm: nếu kết quả soi trên kính hiển vi thấy xoắn khuẩn giang mai kết hợp với tiền sử và triệu chứng của người bệnh thì có thể kết luận được người bệnh bị bệnh giang mai. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán giang mai ở giai đoạn sớm.

5.3. Chẩn đoán giang mai bằng xét nghiệm phản ứng huyết thanh

Có 2 loại xét nghiệm giang mai phản ứng huyết thanh là phản ứng không đặc hiệu và phản ứng đặc hiệu.

Bệnh phẩm chủ yếu là huyết thanh hay huyết tương của người bệnh. Phương pháp xét nghiệm phản ứng huyết thanh thông qua việc đi tìm kháng thể trong huyết thanh của người bệnh. Phương pháp này áp dụng để chẩn đoán bệnh giang mai đang ở giai đoạn 2 và 3.

5.3.1 Phản ứng không đặc hiệu

Phản ứng không đặc hiệu dùng kháng nguyên là chất lipoit chiết xuất từ tim bò (hay còn gọi là chất cardiolipin) nhưng có cấu trúc gần giống chất lipoit của xoắn khuẩn giang mai dựa trên các phản ứng: phản ứng lên bông và phản ứng kết hợp bổ thể (khi kháng nguyên gặp kháng thể sẽ kích thích phản ứng bổ thể hoạt động).

Nhược điểm của phương pháp này: có thể cho kết quả dương tính giả với các bệnh khác như sốt rét, bệnh thận nhiễm mỡ,phụ nữ có thai trên 7 tháng đặc biệt là các bệnh lupus ban đỏ, collagen… Do vậy khi làm phản ứng này cần làm 2 lần để có kết quả chính xác nhất.

5.3.2 Phản ứng đặc hiệu

Phản ứng đặc hiệu dùng kháng nguyên là xoắn khuẩn giang mai dựa trên các phản ứng: phản ứng TPI (phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai), phản ứng FTA (phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp), phản ứng TPHA (phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động).

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giang mai ở nữ và nam

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giang mai ở nữ và nam

6. Hướng dẫn điều trị giang mai bằng thuốc tại nhà

6.1 Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai

Nguyên tắc khi chữa bệnh giang mai được các cơ sở Y tế khuyến cáo:

- Lựa chọn phác đồ điều trị đúng dựa xem người bệnh đang ở giai đoạn nào bằng việc dùng kháng sinh diệt mầm bệnh.

- Vợ và chồng cần thường xuyên đi khám, làm xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai để điều trị kịp thời.

- Điều trị bệnh giang mai ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp khi bệnh giang mai đang ở giai đoạn 3 và bệnh giang mai bẩm sinh.

6.2 Chữa bệnh giang mai giai đoạn sớm (giai đoạn 1 và giai đoạn 2)

Hai giai đoạn này các triệu chứng có thể tự khỏi tuy nhiên không được chủ quan. Nếu các triệu chứng càng ngày càng nặng lên phải sử dụng các kháng sinh để diệt mầm bệnh sau: 

- Benzathin Penicillin G 2.4 triệu đơn vị: dùng để điều trị và dự phòng hầu hết các bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn như:

+ Bệnh giang mai ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1 và giai đoạn 2)

+ Bệnh syphilis tiềm ẩn

+ Viêm quầng

+ Viêm cầu thận sau khi nhiễm liên cầu khuẩn

+ Sốt thấp khớp (múa giật, viêm tim do thấp khớp)...

- Procain Penicillin G tan trong nước: dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở mức độ vừa: 

+ Xoắn khuẩn giang mai ở mọi giai đoạn 

+ Nhiễm khuẩn do Streptococcus (liên cầu khuẩn), do Pneumococcus (phế cầu khuẩn), do Staphylococcus (tụ cầu khuẩn), do Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn), do Corynebacterium diphtheriae (trực khuẩn bạch cầu)

+ Viêm quầng

+ Viêm màng trong tim bán cấp nhiễm khuẩn…

- Nếu người dị ứng Penicillin và không mang thai có thể thay thế bằng các thuốc: 

+ Doxycycline 100mg

+ Azithromycin 2g

+ Tetracycline 500mg

+ Erythromycin 500mg

6.3 Điều trị bệnh giang mai giai đoạn muộn (giai đoạn 3):

Giai đoạn này bắt buộc người bệnh phải điều trị bằng thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ mà bác sĩ yêu cầu:

- Benzathin Penicillin: dùng để điều trị và dự phòng hầu hết các bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn như:

+ Bệnh giang mai 

+ Viêm quầng

+ Viêm cầu thận sau khi nhiễm liên cầu khuẩn

+ Sốt thấp khớp (múa giật, viêm tim do thấp khớp)...

- Procain Penicillin G tan trong nước: dùng để điều trị bệnh giang mai mắt hoặc chứng đau thần kinh 

Không nên sử dụng phối hợp Benzathin Penicillin và Procain Penicillin.

- Penicillin dạng nhỏ mắt: dùng để điều trị giang mai mắt hoặc chứng đau thần kinh

- Điều trị cả bạn tình.

Hướng dẫn điều trị bệnh giang mai bằng thuốc

Hướng dẫn điều trị bệnh giang mai bằng thuốc

6.4 Các biện pháp phòng bệnh giang mai

- Phòng bệnh đặc hiệu: hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh giang mai.

- Xét nghiệm sàng lọc cho tất cả các chị em mang thai ở lần đi khám đầu tiên bằng việc sử dụng test nhanh giang mai để phát hiện. 

- Khi phát hiện ra bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám, điều trị ngay và không được tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị.

- Phòng bệnh không đặc hiệu: giáo dục nếp sống lành mạnh, thủy chung một vợ một chồng, thanh toán nạn mại dâm, tình dục an toàn (dùng bao cao su), không quan hệ tình dục đồng giới. Phát hiện bệnh sớm, ngăn ngừa sự tiếp xúc, điều trị sớm và điều trị triệt để.

Nếu quý khách hàng đang có các dấu hiệu ở trên thì nên tới ngay cơ sở y tế để được khám và sàng lọc bệnh xã hội để có phương pháp điều trị phù hợp. Phòng khám đa khoa Dr. Binh Tele_clinic cung cấp dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục (bệnh lậu, giang mai...) Quá trình thăm khám được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm mang tới dịch vụ tốt, chuyên nghiệp, chính xác 100%.

Bên cạnh đó, bảo mật thông tin khách hàng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sự riêng tư cho khách hàng.

Như vậy bệnh giang mai chủ yếu gây tổn thương ở da và niêm mạc. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương tổ chức và các cơ quan khác như tim mạch, thần kinh, cơ, xương, khớp… Vì vậy khi anh (chị) thấy mình có các triệu chứng trên mạng thì nên đến bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ chuyên ngành phụ sản tư vấn xem mình đang ở giai đoạn nào và đưa ra hướng điều trị đúng đắn nhất.

TAGS :

bệnh giang mai bệnh lây qua đường tình dục bệnh std giang mai

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo