Để chân lạnh mùa đông - coi chừng rước đủ thứ bệnh
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Sau khi biết những tác hại sau đây thì bạn hãy chú ý luôn giữ ấm vị trí quan trọng của cơ thể, đó chính là đôi bàn chân nhé.
Chân là một trong những bộ phận nhạy cảm và dễ gây ra các vấn đề sức khoẻ nếu bị nhiễm lạnh. Thói quen để chân lạnh cóng trong mùa đông sẽ khiến bạn gặp phải những tình trạng không tốt sau đây. Do đó, đừng quên luôn giữ ấm đôi chân để tránh gặp phải những vấn đề sức khỏe không mong muốn bạn nhé.
Cảm cúm
Nghiên cứu cho thấy, bàn chân bị nhiễm lạnh là tác nhân khiến mầm bệnh cảm cúm dễ tấn công cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến các bộ phận khác trên cơ thể bị lạnh hơn. Khi đó, lượng bạch cầu và sức đề kháng giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh sẽ bị suy giảm.
Ngoài ra, khi cơ thể nhiễm lạnh cũng làm cản trở quá trình hoạt động của lông mao ở mũi, dẫn đến khả năng ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn cũng giảm đi.
Ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu
Để chân bị lạnh sẽ khiến các mạch máu tại vị trí này co lại, dẫn đến làm giảm khả năng lưu thông máu. Chúng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tê, nhức hay chuột rút ở chân.
Bên cạnh đó, tình trạng máu kém lưu thông có thể gây tắc nghẽn mạch máu rất nguy hiểm. Đối với những người mắc bệnh về tim mạch hay huyết áp, việc quá trình lưu thông máu bị cản trở sẽ gây nguy hiểm và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Cước chân
Cước chân là một trong những tình trạng dễ gặp phải trong mùa đông. Khi thấy chân xuất hiện những đám da phù nề, đỏ, rất ngứa và rát thì đó chính là hiện tượng cước. Tình trạng này sẽ gây đau nhức, ngứa ngáy và khó khăn trong việc di chuyển cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài tuần hoàn máu kém, nguyên nhân chủ yếu gây cước là do chân phải tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh thường xuyên. Bên cạnh đó, việc làm nóng chân đột ngột khi đang lạnh cũng có thể gây cước. Thay vì tìm cách chữa cước chân, bạn nên chủ động tìm cách ngăn ngừa mắc phải chúng.
Suy giảm sức đề kháng
Không giữ ấm vị trí bàn chân sẽ làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu của cơ thể. Chúng chính là nguyên nhân khiến sức đề kháng bị suy yếu. Lúc này, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, sức chịu lạnh kém hơn… Sức đề kháng bị suy giảm cũng chính là tác nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
Lưu ý để giữ ấm chân đúng cách và phòng ngừa các vấn đề trên:
- Luôn đi tất khi ra ngoài hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, lựa chọn những chất liệu có thể thấm hút mồ hôi để tránh gây nhiễm lạnh ngược.
- Tránh để chân ngấm nước mưa khi trời lạnh, nếu chân bị ướt nên nhanh chóng lau khô và ủ ấm.
- Ngâm chân bằng nước ấm với muối trước khi đi ngủ.