HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng này thường gây co thắt, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Đây là một tình trạng mãn tính cần phải kiểm soát dài hạn.
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH LÀ GÌ?
Hội chứng ruột kích thích (tên tiếng Anh là irritable bowel syndrome-IBS) là một hội chứng rối loạn ở ruột già có thể gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy.
Ở những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột do cơ co thắt sẽ diễn ra bất thường. Cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Nhu động ruột không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.
Ở Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng hội chứng này có thể do nhiều yếu tố gây ra.
- Thực phẩm: hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện khi ăn một số thực phẩm nhất định. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Stress: Căng thẳng hoặc vấn đề tâm lý như ức chế tinh thần.
- Thay đổi hormone, chẳng hạn như do chu kỳ kinh nguyệt.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như khuẩn salmonella.
- Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh.
- Di truyền.
TRIỆU CHỨNG
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể khác nhau theo từng người và thường giống với các bệnh khác. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:
- Đau hoặc đau quặn bụng
- Cảm giác chướng bụng
- Đầy hơi
- Tiêu chảy hoặc táo bón – đôi khi có các đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau,
- Chất nhầy trong phân.
Đối với hầu hết các trường hợp thì hội chứng ruột kích thích là một tình trạng mãn tính, mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng có lúc xấu đi và có lúc cải thiện hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn.
KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?
- Các triệu chứng đầu tiên bắt đầu trong vòng 6 tháng gần đây.
- Các triệu chứng xuất hiện ít nhất 3 lần/tháng trong vòng 3 tháng liên tục.
- Các triệu chứng có thể cho thấy một tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Chảy máu trực tràng
- Đau bụng ngày càng nhiều và xảy ra vào ban đêm
- Sụt cân.
Các triệu chứng này không đặc hiệu và thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Chẳng hạn, khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức, nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.
Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo khi có các biểu hiện trên, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, xác định bệnh để được điều trị kịp thời.
YẾU TỐ NGUY CƠ
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích bao gồm:
- Những người dưới tuổi 45.
- Những người thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định.
- Nữ giới có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới hai lần.
- Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về đường ruột.
ĐIỀU TRỊ
Trước hết, việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích, bao gồm thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, loại bỏ các thức ăn chứa khí hoặc tạo ra nhiều khí, uống đủ nước, luyện tập thể dục và khống chế căng thẳng.
Trong nhiều trường hợp, những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp giảm hội chứng ruột kích thích. Mặc dù cơ thể có thể không đáp ứng ngay tức thì với các thay đổi này, mục tiêu là phải tìm kiếm các biện pháp lâu dài chứ không phải tạm thời.
- Đối với người bị táo bón thì cần bổ sung thực phẩm chống táo,
- Đối với người bị tiêu chảy thì có thể sử dụng các thức ăn đặc dễ tiêu.
- Tìm hiểu những loại thức ăn làm cho triệu chứng trầm trọng hơn và hạn chế ăn những loại thức ăn đó;
- Có chế độ ăn uống khoa học: Cố gắng ăn vào thời gian cố định trong ngày và không bỏ bữa.
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả.
- Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, thực phẩm khó dung nạp lactose, thực phẩm cay.
- Uống nhiều nước.
- Tránh các đồ uống có ga và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
- Không ăn thức ăn để lâu hoặc điều kiện bảo quản không tốt.
- Không ăn thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi: khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả nhiều đường như cam, quýt, xoài, mít.
- Sử dụng thuốc tiêu chảy và thuốc nhuận tràng theo kê toa của bác sĩ.
- Tập thể dục thường xuyên, cố gắng có những vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Luyện tập thư giãn, không để bị trầm cảm, lo lắng quá mức.
- Khi ăn cần phải nhai kỹ, ăn từ từ, không nên ăn quá no.
- Luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng, có thể xoa bóp bụng trước khi đi ngoài để kích thích gây cảm giác đi ngoài.
Cách tốt nhất để điều trị các bệnh mãn tính như hội chứng ruột kích thích là nhận tư vấn và sự theo dõi chăm sóc đều đặn từ bác sĩ. Gọi ngay 19009204 nhánh 1 hoặc tải ứng dụng 365 Medihome về điện thoại è Nhận tư vấn khám MIỄN PHÍ
Các chuyên gia của 365 Medihome sẽ tư vấn, chẩn đoán, lên phác đồ điều trị, thiết lập thực đơn phù hợp, cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. Theo dõi từng ngày và nhắc nhở lịch uống thuốc qua hệ thống quản lý trực tuyến online của 365 Medihome.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ONLINE 365 MEDIHOME giúp giải quyết những vấn đề trên chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại. |