Những Sai Lầm Phổ Biến Cần Phải Tránh Khi Chăm Sóc Trẻ Mùa Lạnh
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Chăm sóc trẻ mùa lạnh có những việc làm tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến con ốm yếu hơn. Bố mẹ nên chú ý tránh mắc phải những sai lầm không đáng có như:
Giữ ấm quá mức khi chăm sóc trẻ mùa đông
Trên thực tế, việc ủ quá ấm cho trẻ lại là suy nghĩ khá tiêu cực và sai lầm khi chăm sóc trẻ mùa đông vì làm vậy trẻ có thể sẽ dễ bệnh hơn.
Cơ thể trẻ khác với người lớn; trẻ sẽ nhanh lạnh hay nóng hơn, dễ thay đổi hơn. Trẻ rất hiếu động hay đùa giỡn nên thường ra rất nhiều mồ hôi mặc dù thời tiết rất lạnh, nếu bố mẹ không kịp lau sẽ dễ làm trẻ bị cảm lạnh.
Không những vậy, khi mồ hôi không thoát được ra bên ngoài và đọng lại sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh về da. Khi ngủ trẻ mặc quá nhiều quần áo sẽ làm bé cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc, không thoải mái khi vui chơi hay vận động.
Đừng giữ ấm cho bé quá mức khi chăm sóc trẻ mùa đông
Dùng thiết bị sưởi ấm với tần suất cao
Vào mùa đông, tâm lí của các bậc phụ huynh thường sợ con bị lạnh nên hay đóng kín cửa để giữ ấm cho con. Chính điều đó lại khiến cho không khí trong gia đình bị ngột ngạt làm cơ thể mệt mỏi uể oải tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Thông thường nhiệt độ phòng nên ở khoảng 28 độ C.
Với những gia đình có điều kiện sử dụng điều hòa hay máy sưởi, hãy sử dụng trong khoảng thời gian cố định. Khi lạm dụng sẽ dễ làm cơ thể mất nước và khô da, ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
Không nên lạm dụng các thiết bị sưởi ấm
Đặc biệt, khi bé đang ở phòng điều hòa mà phải đi ra ngoài trời, bố mẹ nên mặc thêm áo và đi giày cho bé. Vì nhiệt độ bên ngoài và trong phòng chênh lệch nhau sẽ dễ khiến trẻ bị sốc nhiệt.
Không cho trẻ ra ngoài vì sợ lạnh
Đó chưa phải là biện pháp tối ưu khi chăm sóc trẻ mùa đông. Nếu là mùa đông các bậc phụ huynh cũng nên cho trẻ đón nhận không khí bên ngoài. Khoảng thời gian từ 8h30 đến 9h30 sáng, bố mẹ có thể cho trẻ ra chơi ngoài trời tầm 10 - 15 phút. Điều này rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nhưng cũng cần lưu ý, cho trẻ mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hồi không thấy quá nóng. Nếu thời tiết quá lạnh hoặc có mưa phùn thì không nên cho trẻ ra ngoài.
Những trò chơi vận động ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm.
Tắm cho trẻ nước quá nóng
Thường thì khi trời lạnh bố mẹ rất ngại tắm cho con và khi tắm thì sẽ tắm bằng nước rất nóng. Khi pha nước tắm cho trẻ nếu bố mẹ cảm thấy nước ấm vừa phải thì đối với trẻ sẽ là rất nóng vì da của bé nhạy cảm hơn rất nhiều. Nên tắm cho bé ở nhiệt độ thích hợp từ 32 độ C đến 35 độ C là cách tốt nhất.
Không nên tắm nước quá nóng cho trẻ vào mùa đông
Tự mua thuốc cảm cúm khi trẻ bị bệnh
Cảm cúm là một căn bệnh thông thường và sẽ tự khỏi nên nhiều bố mẹ chủ quan, tự ra hiệu thuốc mô tả bệnh và mua thuốc cho con. Tuy nhiên, trẻ càng nhỏ thì việc dùng thuốc càng phải lưu ý để tránh tác dụng phụ. Hoặc nhiều khi nghe lời mách chữa theo mẹo, theo kinh nghiệm truyền miệng rất nguy hiểm.
Vì thế khi bé bị ốm, phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt lưu ý nếu trẻ có phản ứng với thuốc hoặc các triệu chứng bất thường phải đưa ngay đến bệnh viện để kịp thời điều trị.
Cách tốt nhất là hãy cho trẻ đi tiêm phòng cúm trước khi mùa đông đến.