Sỏi túi mật: Bệnh thầm lặng mà nguy hiểm
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Sỏi túi mật tấn công chủ yếu là phụ nữ nhưng cũng may mắn với đa số nạn nhân vì sỏi túi mật thuộc dạng bệnh lý “hiền lành”, không gây ra những triệu chứng khốc liệt.
Sỏi túi mật là gì?
Sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt nam đa số là sỏi sắc tố bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.
Chức năng của túi mật
Túi mật có nhiệm vụ lưu giữ mật sau khi được sản xuất bởi gan, dịch mật có nhiều thành phần như: cholesterol, bilirubin (sắc tố mật màu vàng) và muối mật… Thông thường trong mỗi bữa ăn, túi mật sẽ tham gia tiêu hóa thức ăn bằng việc co bóp đưa dịch mật vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa chất béo.
Tại sao bệnh chủ yếu tấn công phụ nữ?
+ Do di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc sỏi túi mật, các thành viên trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
+ Do hormone nữ giới: Estrogen gia tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, progesteron làm chậm tốc độ giải phóng túi mật.
Trước 40 tuổi, tỉ lệ mắc sỏi mật ở phụ nữ (nguy cơ mắc bệnh đặc biệt tăng khi có thai) được chẩn đoán cao gần gấp 3 lần nam giới. Sau tuổi 60 xác suất ngã bệnh ở phụ nữ tăng không đáng kể. Liệu pháp hormone thay thế (estrogen) cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong trường hợp hormone được bổ sung cho cơ thể ở dạng uống thay vì gián tiếp qua băng dính (qua da). Viên ngừa thai cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sỏi túi mật, nhất là trong 10 năm đầu sử dụng.
+ Béo phì: Những mô trong cơ thể chứa mỡ nhiều hơn cũng sản xuất nhiều estrogen hơn. Tình trạng xuất hiện sỏi túi mật sau những ca hút mỡ hoặc phẫu thuật làm nhỏ dạ dày nhằm hạn chế háu ăn xảy ra nhiều tới mức hiện không hiếm bệnh nhân yêu cầu cắt bỏ túi mật ngay khi thực hiện kỹ thuật này.
+ Tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân tiếp tay cho sự xuất hiện của sỏi túi mật.
Triệu chứng
Đa số bệnh nhân bị sỏi túi mật đã kết tủa không hề hay biết mình bị bệnh. Những cục sỏi “thầm lặng” không gây bất cứ triệu chứng gì và thường được tình cờ phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng.
Khi sỏi di chuyển, cọ xát, hoặc tăng về kích thước và số lượng sẽ làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật nên xuất hiện cơn đau quặn ở vùng thượng vị và lưng, kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Một cơn đau quặn mật điển hình có các đặc điểm:
- Vị trí: đau ở hạ sườn phải, lan lên vai phải hoặc sau lưng.
- Mức độ: đau nhiều và liên tục.
- Chu kỳ: chia thành nhiều đợt nhỏ, kéo dài trong vài giờ.
- Thời điểm: thường đau sau khi ăn no, ăn bữa ăn giàu chất béo, hoặc đau về đêm.
Biến chứng
Sỏi túi mật được tích tụ lâu ngày, kích thước lớn dần lên kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác nhưng không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Viêm túi mật cấp và mạn tính do sỏi bị kẹt lại ở cổ hoặc ống túi mật gây viêm túi mật dẫn tới cơn đau nặng và sốt. Người bệnh có thể được chỉ định mổ lấy sỏi hoặc cắt túi mật.
- Tắc ống mật chủ: viên sỏi chặn ống dẫn mật từ túi mật hoặc gan đến ruột non, làm tắc ống dẫn mật dẫn đến vàng da hoặc nhiễm trùng ống dẫn mật.
- Ung thư túi mật: đây là biến chứng nguy hiểm nhưng thường rất hiếm và ở những người có tiền sử sỏi túi mật thì nguy cơ mắc bệnh ung thư túi mật cao hơn người bình thường.
Điều trị
Hiện tại trên thế giới phẫu thuật cắt túi mật nội soi được xem như là phương pháp duy nhất được chọn trong điều trị sỏi túi mật. Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng hoặc biến chứng.
Làm gì để hạn chế nguy cơ xuất hiện sỏi mật?
- Hằng ngày cần ăn ba bữa cân bằng.
- Duy trì cân nặng không vượt quá chuẩn mực dành cho lứa tuổi.
- Thường xuyên tập luyện thể thao (đi bộ) thời gian tối thiểu 30 phút đa số ngày trong tuần.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điêu trị bệnh.
Nguồn: Tổng hợp