Tăng acid uric máu: Không chỉ gây bệnh gout?
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Nói đến tăng acid uric máu là người ta nghĩ ngay đến một loại bệnh hết sức phổ biến ở nam giới: bệnh gout. Nhưng, trên thực tế, tăng acid uric máu còn là yếu tố nguy cơ của rất nhiều loại bệnh còn nguy hiểm hơn nhiều.
Acid uric là gì?
Acid uric (a.uric) là sản phẩm chuyển hóa xảy ra tự nhiên trong cơ thể chúng ta. A.uric máu có nguồn gốc: nội sinh, là khi các tế bào bị chết, nhân của chúng sẽ bị phá hủy và chuyến hóa thành a.uric; ngoại sinh, xuất phát từ các loại thức ăn động vật như thịt, cá và một số con đường chuyển hóa khác.
Nồng độ a.uric máu bình thường vào khoảng 420micromol/lít ở nam giới và 360 micromol/lít ở nữ giới. Khi nồng độ vượt quá ngưỡng trên thì được gọi là tăng a.uric máu. Hàng ngày, lượng a.uric dư thừa sẽ được đào thải 80% qua nước tiểu và khoảng 20% qua đường tiêu hóa và mồ hôi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng a.uric máu nhưng tựu trung lại là do hai nhóm chính: tăng tổng hợp a.uric (ví dụ như do ăn quá nhiều thịt cá, do rối loạn chuyển hóa a.uric bẩm sinh) và giảm đào thải a.uric (ví dụ như do suy thận...).
Nguy cơ của tăng a.uric máu
Ngay từ cuối thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đã đặt giả thiết rằng, tăng a.uric máu có thể gây bệnh lý thận và tăng huyết áp. Tuy nhiên, vấn đề này bị xem nhẹ cho tới tận giữa thập kỷ 50 và đầu những năm 60 mới được chú ý trở lại. Từ đó tới nay, rất nhiều nghiên cứu có qui mô đã cho thấy vai trò của a.uric trong nhiều loại hình bệnh lý như tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, bệnh mạch vành, bệnh mạch não, đột quỵ não và sa sút trí tuệ có nguồn gốc mạch máu, tiền sản giật, bệnh thận. Mối liên quan giữa nồng độ a.uric máu với bệnh lý tim mạch không chỉ xảy ra ở ngưỡng tăng thực sự (khi nồng độ a.uric máu vượt quá ngưỡng nêu trên) mà còn xảy ra ở nồng độ bình thường tới ngưỡng cao (từ 310 - 330micromol/lít).
Acid uric tăng cao cũng là yếu tố có giá trị tiên lượng xuất hiện các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim, bệnh lý mạch vành.
Người ta thấy rằng, tỷ lệ bệnh nhân người lớn tăng huyết áp tiên phát không được điều trị có tăng a.uric máu chiếm từ 25-60% và tỷ lệ này xấp xỉ 90% ở các trường hợp tăng huyết áp tuổi thanh thiếu niên. Thêm nữa, những người có tăng a.uric máu mà chưa có tăng huyết áp thì tăng a.uric máu là một yếu tố tiên đoán tăng huyết áp sẽ xảy ra ở những đối tượng này. Thuốc làm hạ a.uric máu nhóm ức chế men xanthine oxidase giúp làm hạ huyết áp mới khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên.
Với các bệnh lý mạch máu, nồng độ a.uric tăng cao ảnh hưởng đến chức năng của lớp tế bào nội mạc mạch máu, kích thích giải phóng các gốc tự do, hoạt hóa các chất trung gian của quá trình viêm, gây tăng kết tụ tiểu cầu, tạo các vi huyết khối, các phản ứng viêm mạn tính và về lâu dài làm tổn thương thành mạch. A.uric tăng cao cũng là yếu tố có giá trị tiên lượng xuất hiện các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim, bệnh lý mạch vành mặc dù vẫn chưa phân định được việc tăng a.uric ở những bệnh nhân này là nguyên nhân hay chỉ là hậu quả của suy giảm chức năng thận ở các bệnh nhân suy tim.
Với các bệnh lý thận, các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và thử nghiệm lâm sàng đều gợi ý rằng việc tăng a.uric có thể dẫn tới bệnh thận mà không do lắng đọng tinh thể urate. Tăng a.uric có ảnh hưởng đến chức năng thận thông qua việc gây tổn thương các mạch máu thận, làm mất cơ chế tự điều hòa của thận, đặc biệt ở các bệnh nhân đái tháo đường. Điều trị làm giảm nồng độ a.uric máu giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý thận, nhất là ở những bệnh nhân có lượng a.uric máu rất cao.
Tăng acid uric máu cũng đặc biệt có liên quan đến các bệnh lý mạch ngoại vi.
Ngày càng gia tăng các bằng chứng cho thấy a.uric có thể đóng góp vào việc xuất hiện các rối loạn trong hội chứng chuyển hóa. Trước đây, người ta cho rằng, nồng độ acid uric tăng cao trong hội chứng chuyển hóa là do cường insulin, vì insulin làm giảm tiết acid uric ở thận. Tuy nhiên, thực tế trong rất nhiều trường hợp, tăng acid uric lại xuất hiện trước cường insulin, béo phì và đái tháo đường. Ở các bệnh nhân đái tháo đường có tăng a.uric thì tỷ lệ biến chứng và tử vong cao hơn ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường không có tăng a.uric.
Tăng a.uric máu cũng đặc biệt có liên quan đến các bệnh lý mạch ngoại vi, mạch cảnh, tiền sản giật và chứng sa sút trí tuệ có nguồn gốc mạch máu. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được việc điều trị hạ a.uric góp phần làm ngăn ngừa hoặc giảm tiến triển của các bệnh lý này trên thực nghiệm và lâm sàng.
Thay lời kết
Mặc dù còn có những vấn đề tranh cãi và cần làm sáng tỏ thêm, nhưng cho tới nay, nhìn chung, phần nhiều các ý kiến đều thống nhất về vai trò của a.uric trong các bệnh lý huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý thận, tiền sản giật và việc kiểm soát nồng độ a.uric máu là hết sức cần thiết thông qua một chế độ ăn uống hợp lý, một lối sống lành mạnh và điều trị bằng các phác đồ hạ a.uric máu nếu cần.
Trong các trường hợp nghi vấn cần làm các xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra lượng acid uric trong cơ thể để có những biện pháp chữa trị kịp thời. Phòng khám đa khoa Dr. Binh Tele_Clinic cung cấp những gói xét nghiệm đa dạng và đầy đủ nhất, tham khảo thêm chi tiết tại đây: