HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Tìm hiểu Cúm B: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, vắc xin

Cúm B là căn bệnh phổ biến vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa Đông Xuân. Cúm B dễ dàng truyền nhiễm từ người với người qua đường hô hấp: hắt hơi, nói chuyện... và có thể gây các biến chứng nguy hiểm ở người chưa được tiêm phòng, người có sức đề kháng kém. Tại Việt Nam trong các bệnh do virus gây ra thì cúm B là phổ biến hơn cả. Vậy người bệnh cần nắm được những thông tin gì về bệnh cúm B?

1. Tìm hiểu về hiện trạng dịch cúm B

Virus cúm B được phát hiện trong đợt bùng phát một bệnh hô hấp cấp tính vào năm 1940 ở Bắc Mỹ. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết :" Cúm B là loại virus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Kể từ sau đại dịch Covid 19, các nghiên cứu thấy rằng cúm B gặp khoảng 40%, cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa, rất hiếm gặp cúm C, cúm D".

Bệnh cúm B là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, tạo ra dịch do virus cúm B thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. 

Virus cúm B có hình cầu, đường kính 80- 100 nm, chứa ARN sợi đơn (là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò trong mã hoá, dịch mã, điều hòa và biểu hiện của gen). Cấu trúc ARN của virus cúm B phân làm 8 đoạn gen. Bên ngoài của virus được cấu tạo bởi hai lớp lipid (chất béo), trên bề mặt của lớp lipid có những điểm trồi lên giống như lông.

Bệnh cúm B thường xảy ra ở những người có sức đề kháng kém, chưa có miễn dịch cúm B (chưa tiêm phòng cúm B). Đặc biệt, bệnh thường xảy ra vào thời điểm Đông Xuân, khi nhiệt độ thời tiết có sự thay đổi thất thường và dễ dàng lây lan từ người - người qua đường hô hấp.

Người bị bệnh cúm khi ho, hắt hơi hay nói to virus sẽ theo các giọt nước bắn ra không khí xung quanh, người khỏe mạnh sẽ hít phải virus qua đường hô hấp. Tại đường hô hấp, virus cúm sẽ bám vào các tế bào hình trụ của niêm mạc đường hô hấp, xâm nhập vào bên trong tế bào và sinh sản ồ ạt khiến tế bào niêm mạc đường hô hấp bị phá hủy và bong ra. Sự phát triển ồ ạt của virus cúm sẽ gây ra những triệu chứng điển hình của người bệnh bị cúm.

Cúm B có thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ cho tới tối đa là 48 giờ.

Theo nghiên cứu từ các tổ chức Y Tế tế giới: Virus cúm B gây dịch tại địa phương với chu kì từ 5 đến 7 năm.

Dịch cúm B phổ biến và nguy hiểm thời điểm giao mùa

Dịch cúm B phổ biến và nguy hiểm thời điểm giao mùa

2. Triệu chứng cúm B dễ nhận biết:

* Các dấu hiệu ban đầu của bệnh cúm B tương tự bệnh lý cảm cúm thông thường nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

* Bệnh cúm B là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với các triệu chứng điển hình như sau:

- Sốt nóng hoặc rét run, thường sốt cao ở nhiệt độ khoảng từ 39°C đến 41°C. Sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.

- Ớn lạnh

- Nhức đầu, đau toàn thân

- Mệt mỏi bơ phờ, đổ mồ hôi

- Sổ mũi, hắt hơi, đau họng

- Ho khan, thường nặng và kéo dài

- Kèm theo các triệu chứng đường tiêu hoá như: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, ăn không ngon miệng, thường xảy ra ở trẻ em.

- Thần kinh: có thể có phù não, cường thần kinh phó giao cảm với các biểu hiện là: mặt đỏ, mắt đỏ, tiết nhiều dịch.

* Dấu hiệu bệnh cúm B bị biến chứng nặng:

- Người bị bệnh sốt cao trên 39°C kéo dài kèm theo: khó thở, thở gấp; đau tức ngực; nôn nhiều, tiêu chảy kéo dài; chóng mặt…

- Trẻ em bị cúm B có triệu chứng: khó thở, thở gấp, sốt cao trên 38.5°C kéo dài hoặc sốt phát ban, co giật, nôn nhiều, da xanh tái, lười ăn, ngủ nhiều, viêm dạ dày ruột…

- Người mắc các bệnh mãn tính (lâu ngày) về phổi, thận, tim, thiếu máu hoặc người bệnh có sức đề kháng kém như trẻ sơ sinh, người lớn tuổi: bệnh có thể tiến triển nặng hơn thành: viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim, viêm tai, viêm não, nhiễm trùng huyết và nặng nhất là khiến người bệnh tử vong.

Virus Cúm B là nguyên nhân gây bệnh cúm ở người có sức đề kháng kém, chưa được tiêm phòng vaccine

Virus Cúm B là nguyên nhân gây bệnh cúm ở người có sức đề kháng kém, chưa được tiêm phòng vaccine

Triệu chứng cúm B tương tự các bệnh cúm thông thường nhưng có mức độ nặng hơnTriệu chứng cúm B tương tự các bệnh cúm thông thường nhưng có mức độ nặng hơn

3. Cúm A và cúm B khác nhau như thế nào?

- Tỷ lệ mắc: virus cúm A chiếm 75% trong tổng số trường hợp người bị cúm, trong khi virus cúm B chỉ chiếm 25% trong tổng số trường hợp.

- Đặc điểm gây bệnh: Cúm A gây ra những đại dịch nguy hiểm trên người; cúm B là bệnh lành tính, gây bệnh cúm thông thường.

- Tỷ lệ trẻ em (dưới 12 tháng tuổi) nhập viện: do nhiễm cúm A nhiều hơn do nhiễm cúm B.

- Khả năng gây bệnh: Cúm A thường gây ra đại dịch với chu kì 7 đến 10 năm, cúm B gây dịch tại địa phương với chu kì từ 5 đến 7 năm.

-Type (phân loại): Cúm A có nhiều loại: cúm A0, cúm A1, cúm A2…, trong khi cúm B không được phân loại thành các phân nhóm nhưng có thể được chia thành các dòng (dòng Yamagata, dòng Victoria).

- Đối tượng lây nhiễm: Cúm A có thể nhiễm cho người và động vật, cúm B chỉ ảnh hưởng đến người.

- Thời tiết: Cúm A thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng, trong khi cúm B thường xảy ra trong thời tiết giao mùa đông xuân…

Không thể phân biệt giữa nhiễm virus cúm A và B bằng triệu chứng lâm sàng.

4. Tư vấn, cúm B có nguy hiểm không?

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) cho biết cúm B rất dễ lây lan,có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt là các đối tượng dưới đây:

- Đối với trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm B, biến chứng hay gặp nhất là viêm phổi.

- Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.

- Phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh được 2 tuần.

- Người bệnh có sức đề kháng kém hoặc mắc các bệnh mãn tính.

5. Hướng dẫn điều trị cúm B đúng cách, khỏi dứt điểm:

5.1 Nguyên tắc điều trị bệnh cúm B ở người

- Người bệnh bị cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm phải được cách ly y tế và khai báo cho cơ sở y tế.

- Đánh giá tình trạng và phân loại mức độ bệnh. 

- Điều trị các triệu chứng cho người bệnh như: hạ sốt, giảm đau, thuốc chữa ho, truyền nước và điện giải…

- Kháng sinh tuy không còn tác dụng với virus cúm B nhưng vẫn được dùng trong điều trị hoặc dự phòng các biến chứng thứ phát (đầu tiên) do virus cúm gây ra.

- Ưu tiên điều trị tại địa phương nơi người bệnh sinh sống nếu cơ sở y tế tại địa phương có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị điều trị được.

Hướng dẫn điều trị bệnh cúm B dứt điểm

Hướng dẫn điều trị bệnh cúm B dứt điểm

5.2. Hướng dẫn cách chữa bệnh cúm B khỏi dứt điểm

- Có thể dùng nước tỏi nồng độ 5% nhỏ mũi hàng ngày khi có tiết dịch ở mũi.

- Vitamin C

- Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng.

- Đeo khẩu trang khi cần thiết, thường xuyên rửa tay, vệ sinh đường hô hấp bằng nước súc miệng, nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mũi.

- Các biện pháp điều trị trong dân gian: ăn cháo hành, tía tô. Xông bằng nước nóng của các loại lá có mùi thơm như: bưởi, cam, tre, tía tô, kinh giới, sả, chanh, gừng…

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều, nơi ở thoáng mát, sạch sẽ…

5.3 Thuốc điều trị bệnh cúm B hiệu quả

Thuốc ức chế neuraminidase (là một enzym có bản chất là glycoprotein và mang tính kháng nguyên có trên bề mặt của virus cúm) : 

- Oseltamivir (Tamiflu) 75mg:

+ Hoạt chất chính: Oseltamivir.

+ Dùng để điều trị: chỉ định ở người lớn và trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh có các triệu chứng điển hình của bệnh cúm B; phòng ngừa bệnh cúm trong đợt bùng phát đại dịch cúm.

+ Liều dùng: sử dụng đường uống, một viên nang 75mg x 2 lần/ ngày.

+ Đối tượng: tất cả các đối tượng, trừ dùng cho trẻ sơ sinh dưới 36 tuần tuổi do các cơ quan trọng cơ thể chưa hoàn thiện.

+ Chống chỉ định: người bệnh quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc, người bệnh bị suy thận cần phải điều chỉnh liều dùng thích hợp.

- Zanamivir (Relenza) 5mg: 

+ Hoạt chất chính: Zanamivir.

+ Dùng để điều trị: điều trị cúm ở người lớn và trẻ em (lớn hơn và bằng 5 tuổi) có các triệu chứng điển hình của bệnh cúm B khi dịch cúm đang lưu hành trong cộng đồng, điều trị dự phòng bệnh cúm khi tiếp xúc với người bị cúm hoặc dự phòng cúm B theo mùa trong đợt bùng phát cộng đồng.

+ Liều dùng: dùng bằng đường hô hấp bằng cách hít bằng miệng, 2 lần hít x 2 lần/ ngày, mỗi lần hít 10mg.

+ Đối tượng: tất cả các đối tượng, trừ dùng cho trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi.

+ Chống chỉ định: người bệnh quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc, người bệnh dị ứng đạm sữa.

5.4 Hướng dẫn điều trị cúm khi có biến chứng: 

- Hỗ trợ hô hấp khi người bệnh có biểu hiện suy hô hấp: thở bình oxy, thông khí nhân tạo, thở CPAP (khi thở bình oxy không hỗ trợ được hô hấp cho người bệnh).

-  Sử dụng kháng sinh trong các trường hợp người bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn (nhiễm nhiều vi khuẩn cùng lúc với virus cúm).

>> Xem 5 cách phòng bệnh cúm trong mùa dịch hiệu quả

Cúm B là chủng cúm phổ biến trên thế giới, nhưng so với cúm A thì cúm B ít nguy hiểm hơn. Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho virus cúm B phát triển. Đa số những người mắc cúm B sẽ khỏi sau vài ngày điều trị, nghỉ ngơi nhưng người bệnh không được chủ quan; nếu không sẽ dẫn hết hậu quả nghiêm trọng nhất là tử vong. Vì vậy khi người bệnh có các triệu chứngtrên có thể liên hệ tới PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic để được các bác sĩ chuyên khoa hô hấp tư vấn, điều trị đúng cách và tránh  được những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

TAGS :

cúm B

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo