10 Bệnh Truyền Nhiễm Bắt Buộc Phải Tiêm Chủng Từ Năm 2018
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành thông tư "Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”, theo đó sẽ có 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc cần tiêm chủng, áp dụng cho trẻ sơ sinh đến trẻ em 5 tuổi.
Ảnh minh họa.
Theo Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm Y tế bắt buộc:
- Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin bắt buộc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm: Viêm gan B, bệnh Lao, bệnh Bạch hầu, bệnh Ho gà, bệnh Uốn ván, bệnh Bại liệt, bệnh do Heamophilus Inffluenzae týp B, bệnh Sởi, Viêm não Nhật Bản, Rubella.
- Trong số 10 vắc- xin trên, có 2 vắc- xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh là tiêm vắc- xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc- xin lao - tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.
- Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
- Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp.
Tất cả các trẻ tiêm 10 vắc- xin này đều được MIỄN PHÍ do ngân sách Nhà nước chi trả.
Ngoài ra, việc xác định phạm vi và đối tượng sử dụng vắc xin do Sở Y tế xem xét, quyết định hoặc chỉ đạo của Bộ Y tế trên cở sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.