HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Ăn MUỐI nhiều sẽ mắc bệnh CAO HUYẾT ÁP?

Qua nghiên cứu cho thấy, người hấp thu lượng muối ăn càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp càng lớn, mức bình quân huyết áp cũng càng cao.

Theo Hội Tim Mỹ (AHA), khoảng 90% lượng natri của người Mỹ đến từ natri clorid, được tìm thấy trong muối ăn và thường được thêm vào thực phẩm chế biến sẵn để bảo quản và tạo hương vị.

Ai cũng biết rằng cơ thể cần một lượng muối nhất định; muối rất quan trọng đối với thần kinh và chức năng cơ bắp, và nó giúp điều hòa chất dịch của cơ thể.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism năm ngoái, thậm chí còn cho rằng ăn muối có thể ngăn chặn các vi khuẩn có hại và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, với những nghiên cứu liên hệ lượng muối cao với tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim.

Ở Việt Nam, thói quen phổ biến là sử dụng khá nhiều muối trong ẩm thực, trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Quan niệm “ăn mặn cho chắc người” đã hình thành từ rất lâu và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Lượng ăn muối mỗi ngày mỗi người Việt Nam từ 12g trở lên, vượt quá tiêu chuẩn mà cơ quan y tế thế giới cho phép nên ít hơn 6g còn muối potassium có tác dụng chống lại muối tăng cao huyết áp thì lại thiếu nghiêm trọng. Thói quen ăn mặn (nhiều muối) có nguy cơ làm tăng huyết áp về sau.

Việc ăn nhiều muối sẽ gây hại cho cơ thể là hoàn toàn có cơ sở: quá nhiều muối khiến cơ thể giữ nước, tăng thêm gánh nặng cho tim và mạch máu, tăng huyết áp và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Những thức ăn thường chứa nhiều muối phổ biến ở Việt Nam như:

- Các loại mắm: mắm nước, mắm nêm, mắm cua (cáy), mắm mực, mắm rò; mắm ruốc, mắm rươi; mắm thu, mắm lóc, mắm sặc, mắm thái,…

- Các món dưa muối: cải, cà, dưa, củ cải, và các món muối chua khác;

- Các loại cá khô, cá muối, thịt muối, thịt bỏ mắm, trứng muối;

- Những thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói có chứa lượng muối khá cao.

Nên tập thói quen ăn giảm muối dần và hướng dẫn trẻ em hạn chế ăn mặn để giảm nguy cơ tăng huyết áp sau này.

Cách hạn chế muối trong thực phẩm:

+ Nên ăn thức ăn chế biến tự nhiên;

+ Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói…

+ Các loại mắm và thực phẩm chứa nhiều muối nêu trên cần ăn thật ít, không nên ngon miệng mà “lấy tới”.

+ Tự mình tập giảm bớt dần lượng mắm, muối dùng hàng ngày, càng ít muối càng tốt để đạt lượng muối ăn vào không quá 6 gam muối ăn (một muỗng cà phê gạt)/ ngày.

Nên nhớ trong thực phẩm tự nhiên cũng đã có chứa sẵn một phần Natri. Ảnh: Internet.

Những người đã có tăng huyết áp thì việc giảm muối góp phần hữu hiệu trong điều trị tăng huyết áp, giảm lượng muối tiêu thụ còn 6 g/ ngày sẽ làm giảm 2-8mmHg, đặc biệt là người già, người suy thận thì càng cần giảm lượng muối ăn càng ít càng tốt.

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo