Bắt tế bào ung thư tự hủy - đột phá trong điều trị bệnh Ung thư
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Cơ chế mới này có thể tạo ra một bước đột phá trong điều trị ung thư - căn bệnh giết chết hàng triệu người trên thế giới mỗi năm.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã có một phát hiện mang tính đột phá trong điều trị ung thư. Đó là cơ chế khiến cho những tế bào ung thư tự hủy, kể cả những khối u ác tính nhất như ung thư tụy.
Cụ thể, các chuyên gia từ đại học Tel Aviv (Israel) đã nhận ra rằng khi điều chỉnh một dạng protein đặc biệt bên trong tế bào ung thư, quá trình tự hủy sẽ được kích hoạt. Khi đó, khối u giảm xuống chỉ còn một nửa, các tế bào chết đi thay vì lan rộng ra. Đặc biệt, quá trình này không hề tác động đến những tế bào khỏe mạnh xung quanh.
"Việc phát hiện ra cơ chế tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm hại tế bào khỏe mạnh, để từ đó tạo ra một bước đột phá trong điều trị ung thư, thực sự khiến chúng tôi phấn khích" - chủ nhiệm nghiên cứu Malka Cohen-Armon cho biết.
Nhóm chuyên gia tập trung vào các protein gây ảnh hưởng đến cấu trúc và sự ổn định của một bộ phận trong tế bào có tên là "trục chính" (spindle). Nhiệm vụ của các spindle là sắp xếp các vật liệu di truyền trong quá trình phân bào.
Họ nhận ra rằng có một số hợp chất trong tế bào ung thư có tác động đến trục chính, khiến bản thân tế bào ung thư không thể phân chia và lây lan.
"Với cơ chế này, tế bào phân chia càng nhanh lại càng bị hủy diệt nhanh. Sớm hay muộn, toàn bộ tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt" - Cohen-Armon cho biết.
Thí nghiệm của Cohen-Armon được thực hiện trên chuột, và đã cho kết quả rất tích cực với hầu hết các loại ung thư hiện nay, kể cả những ca ác tính nhất. Sẽ cần thêm các nghiên cứu sâu xa hơn để xác nhận lại quá trình này, nhưng rõ ràng đây có thể nói là một bước đột phá quan trọng trong công cuộc điều trị bệnh ung thư.
Nghiên cứu được công bố trên Oncotarget.