Bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Với tình trạng các ca nhiễm bệnh sởi ngày càng tăng cao đặc biệt là ở trẻ nhỏ, cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những hiểu biết cần thiết trong việc theo dõi, phát hiện sớm và chăm sóc trẻ đúng cách nếu trẻ bị sởi.
Bệnh sởi (Morbilli) là gì?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh hay xuất hiện vào thời điểm đông - xuân, là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng xuất hiện ở người lớn, khả năng gây thành dịch cao.
Bệnh sởi lây truyền như thế nào?
Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 -15 ngày, có trường hợp lên đến 20 ngày. Thời gian bệnh dễ lây truyền nhất là khoảng 4 ngày trước khi phát ban cho đến 4 - 5 ngày sau khi phát ban. Trong đó 4 ngày trước khi phát ban là thời kỳ lây truyền mạnh mẽ nhất, do chính bản thân người bệnh không biết mình đang mắc bệnh, vẫn tiếp xúc bình thường với mọi người xung quanh.
Sởi lây truyền qua đường hô hấp, do nước bọt của người bệnh bắn vào không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tiết dịch của người bệnh. Đôi khi bạn có thể lây bệnh một cách gián tiếp thông qua các đồ vật đã dính vi rút gây bệnh.
Vi rút sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ, chờ đợi để xâm nhập vào đường thở của các nạn nhân tiếp theo. Vì thế, một người khỏe mạnh có thể mắc bệnh sởi nếu ở chung với người nhiễm vi rút sởi hoặc chỉ qua tiếp xúc gián tiếp trong vòng 2 giờ.
Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Bất cứ ai chưa có miễn dịch đều có khả năng mắc bệnh. Thời điểm dịch sởi bùng phát thường là từ tháng 2 đến tháng 4 - khoảng thời gian giao mùa đông - xuân. Chính vì thế, người lớn và trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin sởi để tăng khả năng miễn dịch với vi rút gây bệnh.
Triệu chứng khi mắc bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi có giai đoạn ủ bệnh thông thường từ 12-14 ngày, có thể kéo dài đến 21 ngày, và có thể lây truyền từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu (khoảng 4 ngày trước khi phát ban) đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban, ít nhất là sau ngày thứ 2 phát ban.
Khi bệnh sởi khởi phát, bệnh nhân thường biểu hiện:
- Sốt,
- Ho khan,
- Chảy nước mũi,
- Ăn không ngon,
- Chảy máu cam,
- Đau họng,
- Mắt đỏ, viêm kết mạc,
- Xuất hiện những đốm Koplik trắng nhỏ với tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong của má.
Sau sốt 3-4 ngày, ban bắt đầu xuất hiện, ban dát sẩn, màu hồng, xuất hiện lần lượt theo thứ tự từ sau tai, trán, xuống vùng ngực, lưng, rồi xuống đùi và bàn chân. Phát ban thường kéo dài trong ba đến năm ngày và sau đó biến mất. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao tới 40 đến 41 độ C.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi là gì?
Trong những trường hợp không biến chứng, những người mắc bệnh sởi bắt đầu hồi phục ngay khi phát ban xuất hiện và cảm thấy bình thường trở lại sau khoảng hai đến ba tuần.
Nhưng có tới 40% bệnh nhân bị biến chứng do vi rút sởi. Những điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ (trẻ em dưới 5 tuổi), ở người lớn trên 20 tuổi và ở bất kỳ ai khác nếu suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch. Trẻ em dưới 5 tuổi có xác suất tử vong cao nhất.
Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh sởi có thể gây ra cho bệnh nhân như:
- Viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.
- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.
- Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.
- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.
Các cách phòng tránh bệnh sởi
- Cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, người nghi bị nhiễm bệnh
- Nếu có tiếp xúc với người bệnh cần rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở, nơi làm việc thoáng mát, sạch sẽ
- Nếu dịch sởi bùng phát cần hạn chế đến nơi tập trung đông người
Tuy nhiên, cách phòng tránh sởi bệnh học hiệu quả và lâu dài nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin sởi. Trẻ cần được tiến hành tiêm chủng đầy đủ hai mũi, mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ là cách tốt nhất để chủ động bảo vệ con em bạn khỏi bệnh sởi, tránh bùng phát dịch sởi trong cộng đồng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng gọi HOTLINE 19009204 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn: Tổng hợp
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
GIỜ KHÁM BỆNH: Từ Thứ 2 – Thứ 7
Sáng: Từ 7h30 đến 12h00 - Chiều: Từ 13h30 đến 17h00
Hotline: 19009204 - Email: info@drbinh.com - Website: www.drbinh.com
Facebook: www.facebook.com/biquyetchamsocsuckhoe