HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Bệnh Tay Chân Miệng: cách nhận biết, phòng ngừa và điều trị

1. Bệnh Tay chân miệng (TCM) là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các loại siêu vi trùng đường ruột gây ra. Hai tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh xảy ra quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh tăng cao vào tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

2. Biểu hiện của bệnh Tay chân miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất vào mùa xuân và mùa thu (từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 9 đến tháng 12). Thời gian ủ bệnh (là giữa thời gian bị nhiễm và khởi phát triệu chứng) thường từ 3 đến 7 ngày.

Triệu chứng ban đầu có thể là sốt và thường kèm theo đau họng. Tình trạng biếng ăn và khó chịu cũng có thể xảy ra. Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng hoặc họng, hoặc cả hai. Mụn nước có khả năng xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi ở mông (ở mông thường do tiêu chảy gây ra). Mụn nước ít khi gây ngứa ở trẻ em, nhưng có thể gây ngứa dữ dội ở người lớn. Vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn.

Bệnh Tay chân miệng thường nhẹ và chỉ gây sốt trong vài ngày, các dấu hiệu và triệu chứng cũng tương đối nhẹ. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu vết loét miệng hoặc tình trạng đau họng làm cho trẻ không uống nước được, hoặc khi các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ chuyển biến xấu hơn sau vài ngày.

3. Các biến chứng của bệnh Tay chân miệng?

Biến chứng thường gặp nhất của BTCM là tình trạng mất nước. Bệnh có thể gây loét miệng hoặc đau họng, làm cho trẻ đau và khó nuốt.

Đôi khi các biến chứng nghiêm trọng của BTCM có thể xảy ra dù rất hiếm nhưng lại làm ảnh hưởng đến não và gây ra các biến chứng khác:

  • Viêm màng não do vi-rút: đây là tình trạng nhiễm trùng hiếm gặp do viêm màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống,
  • Viêm não: đây là bệnh nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng do vi-rút gây viêm não. Bệnh viêm não thường rất hiếm gặp.

Viêm cơ tim (viêm tế bào cơ tim) cũng có thể xảy ra nhưng biến chứng này hiếm khi xảy ra.

4. Bệnh Tay Chân Miệng có lây không?

Trẻ bị TCM có thể phát tán virus cho mọi người xung quanh. Bệnh thường gây lây nhiễm nhiều nhất trong tuần đầu tiên, do đó, có thể cho trẻ nghỉ học ít nhất 1 tuần đến 10 ngày

5. Bệnh Tay chân miệng lây nhiễm như thế nào?

Bệnh lây lan bằng đường tiếp xúc với người nhiễm bệnh qua:

  • Dịch tiết mũi họng,
  • Nước bọt,
  • Dịch từ mụn nước,
  • Phân,
  • Giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí khi ho hoặc hắt hơi.

Bệnh TCM thường gặp nhất với trẻ em ở môi trường nhà trẻ, mẫu giáo do cần thay tã thường xuyên, tập đi vệ sinh, và trẻ còn nhỏ nên thường đưa tay vào miệng.

Mặc dù tỉ lệ lây truyền bệnh cao nhất rơi vào tuần đầu tiên khi trẻ phát bệnh, nhưng vi-rút vẫn có thể tồn tại trong cơ thể trẻ vài tuần sau khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh không còn nữa, điều này có nghĩa là trẻ vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Một số người, đặc biệt là người lớn, có thể truyền vi-rút sang người khác mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh.

Hướng dẫn tất cả các thành viên trong gia đình rửa tay thường xuyên. Đặc biệt lưu ý phải rửa tay sau khi thay tã cho trẻ bị nhiễm bệnh. Không để trẻ dùng chung đồ chơi hoặc ôm hôn người khác khi trẻ đang nhiễm bệnh. Cố gắng che mũi và miệng khi trẻ ho hoặc hắt hơi. Lau mũi và miệng bằng khăn giấy dùng một lần.

6. Điều trị bệnh Tay chân miệng như thế nào?

Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.

Chế độ ăn uống: tránh cho trẻ ăn đồ chua, thức ăn mặn hoặc cay. Đồng thời nên tránh những thực phẩm cần nhai nhiều. Đổi sang dùng thức ăn mềm nhẹ trong vài ngày và khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước. Nên dùng đồ uống nguội mát, sữa chua, các món tráng miệng, bánh pudding. Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn,

Điều trị tại nhà: theo hướng giảm triệu chứng sốt, đau miệng và đau họng. Không chỉ định thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm vi-rút này. Thuốc Ibuprofen và Paracetamol có thể sử dụng khi trẻ sốt hơn 38°C,

Hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa BTCM.

7. Chăm sóc trẻ bị Tay Chân Miệng như thế nào?

Giảm sốt: Có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau miệng cho trẻ. Liều dùng tùy theo cân nặng và theo hướng dẫn của bác sĩ. Mặc đồ mỏng và thoáng cho trẻ.

Cho trẻ uống thêm dịch: Cho trẻ ăn thêm thức ăn lỏng dễ tiêu. Thức ăn, nước uống lạnh giúp trẻ dễ ăn hơn.

Giảm đau miệng: paracetamol hoặc ibuprofen cũng có thể giúp giảm đau miệng.

8. Làm thế nào để ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của bệnh Tay Chân Miệng?

- Dạy trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho bằng khăn giấy, hoặc bằng tay áo nếu không có sẵn khăn giấy. Dạy mọi người rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với chất tiết nhầy. Thay quần áo bị lây nhiễm.

- Rửa tay sau khi thay tã.

- Giặt, rửa, và khử trùng đồ chơi đã tiếp xúc với dịch tiết, nước bọt của trẻ.

- Tránh ăn uống chung, hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như đồ dùng ăn uống, bàn chải đánh răng và khăn tắm.

- Không Ôm, hôn, và dùng chung tách uống nước hoặc các đồ dùng khác ác con bạn ở chung phòng, hay cho chúng ở riêng trong giai đoạn bệnh lây nhiễm cao nhất.

- Khử trùng bề mặt hay các vật dụng mà trẻ tiếp xúc thường xuyên, rất hữu ích để phòng tránh lây nhiễm bệnh cho anh chị của trẻ.

9. Trẻ có thể đi học khi đang bị Tay Chân Miệng không?

Thông thường, trẻ vẫn có thể đi học, trừ khi:

- Trẻ không được khỏe, hoặc có sốt.

- Trẻ có nhiều vết loét miệng.

- Hoặc thầy cô giáo không thể chăm sóc tốt cho trẻ.

Tốt nhất, nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà trong tuần đầu để cha mẹ theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh. Đồng thời đây là giai đoạn bệnh lây nhiễm cao nhất, cho trẻ ở nhà giúp hạn chế phát tán bệnh.

10. Trẻ đã bị TCM có thể bị lại nữa không?

Trẻ vẫn có thể bị lại bệnh Tay Chân Miệng do nhiễm cùng loại virus trước đó hoặc do nhiễm loại virus khác gây bệnh Tay Chân Miệng.

Nguồn: Tổng hợp

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo