Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não.... Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trong bài viết dưới đây để có cách chữa trị và phòng bệnh đúng cách.
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.
Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Mùa xuân thời tiết ẩm nồm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.
Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Thủy đậu có lây không?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.
Ngoài ra, thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
- Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp có thể không có triệu chứng báo trước.
- Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 tiếng, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100-500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày.
- Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5- 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.
Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu
Sau một thời gian bị thủy đậu, các nốt thủy đậu sẽ vỡ ra, khô lại rồi đóng vảy. Chu kỳ này sẽ lặp đi lặp lại ở người bệnh trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày thì ngừng hẳn, không xuất hiện thêm các nốt thủy đậu mới.
Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu rõ ràng nhất mà bạn có thể thấy được là các mụn mủ se lại thành các nốt đen, khô đặc. Trong quá trình da hồi phục và tái tạo để hình thành da non sẽ gây ra cảm giác ngứa cho người bệnh. Người bị thủy đậu dần hồi phục không còn đau rát, phát sốt hay nóng lạnh thất thường nữa.
Biến chứng của bệnh thủy đậu
- Thông thường thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan,…
- Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời
- Gây viêm não, viêm màng não (xuất hiện sau 1 tuần mọc mụn nước): là biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn, tuy nhiên người lớn dễ gặp phải biến chứng này hơn. Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
- Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị
- Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp: các triệu chứng của biến chứng này là tiểu ra máu và suy thận.
- Phụ nữ mang thai bị thủy đậu, mẹ bầu nếu bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh có thể lây nhiễm thủy đậu từ mẹ sang con, bé có thể bị khuyết tật hoặc tử vong.
- Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản: do các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực này gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy.
Biện pháp dự phòng bệnh thủy đậu
- Bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh không có miễn dịch, người suy giảm miễn dịch tránh bị phơi nhiễm bằng cách tiêm chủng cho những người trong gia đình, cho những người tiếp xúc gần.
- Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định.
- Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi: Tiêm 1 liều 0,5ml dưới da
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên: Tiêm 2 liều cách nhau 48 tuần
Biện pháp chống dịch bệnh thủy đậu
- Cách ly: Cách ly trẻ em mắc thủy đậu ở nhà trong 7 ngày. Những trẻ có tiếp xúc với người bị thủy đậu cần cách ly 11-21 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Người lớn mắc bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với những người khác.
- Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng
- Người tiếp xúc: Globulin miễn dịch thủy đậu – zona (VZIG) có tác dụng phòng bệnh cho người tiếp xúc nếu tiêm trong 96 giờ sau khi phơi nhiễm.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng gọi HOTLINE 19009204 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn: Tổng hợp
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
GIỜ KHÁM BỆNH: Từ Thứ 2 – Thứ 7
Sáng: Từ 7h30 đến 12h00 - Chiều: Từ 13h30 đến 17h00
Hotline: 19009204 - Email: info@drbinh.com - Website: www.drbinh.com
Facebook: www.facebook.com/biquyetchamsocsuckhoe