Canada: Thử nghiệm lần đầu chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Bệnh nhân đầu tiên nhận được phương pháp chữa trị này là anh Joshua Robertson, một cư dân thành phố Vancouver, Canada.
Các nhà khoa học tại trường Đại học British Columbia của Canada mới đây đã thử nghiệm phương pháp chữa bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng phương pháp cấy tế bào gốc cho bệnh nhân.
Bệnh nhân Robertson đã được cấy ghép 3 túi tế bào gốc mỏng vào phần da bụng dưới hồi tháng 12/2017. Các bác sĩ hy vọng sau khi được đưa vào cơ thể người bệnh, các tế bào gốc sẽ hoạt động giống như tế bào tuỵ và sản xuất ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu.
Robertson là một trong 40 bệnh nhân ở Mỹ và Canada đang được thử nghiệm phương pháp điều trị mới theo dự án của công ty công nghệ sinh học ViaCyte có trụ sở tại San Diego (Mỹ). Theo phác đồ điều trị, các nhà nghiên cứu sẽ phải theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân trong vòng 2 năm để xem các tế bào gốc có tự sản xuất ra insulin hay không. Thông thường, những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ phải tiêm từ 4-8 ống insuline mỗi ngày.
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã làm một số thí nghiệm trên chuột theo hướng nuôi các tế bào gốc thành tế bào tuỵ để giảm nhu cầu tiêm insulin cho cơ thể. Tiến sĩ David Thompson thuộc Trung tâm Tiều đường - Bệnh viện Đa khoa Vancouver cho biết nếu nghiên cứu ở người cho kết quả tương tự, phương pháp mới này sẽ làm đảo ngược cách thức điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1.
Phương Pháp Quản lý và Điều trị Bệnh Mãn Tính (Huyết Áp - Tiểu Đường)
Tuy nhiên, do quá trình thử nghiệm mới chỉ bắt đầu nên mọi nguy cơ vẫn có thể xảy ra. Để ngăn hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công các tế bào được cấy, bệnh nhân được cho uống loại thuốc có tác dụng ngăn chặn cơ chế đào thải. Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng phụ là làm suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn và sau 5 năm dùng thuốc sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người thường.
Để cân bằng giữa rủi ro và lợi ích trong phương pháp điều trị mới, các nhà nghiên cứu đã quyết định chọn thử nghiệm trên những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 rất nặng và có nguy cơ biến chứng cao. Sau khi được cấy tế bào gốc, các bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ trong 4 ngày đầu tiên để các bác sĩ có thể kịp thời xử lý các phản ứng phụ như đau rát ở vùng bụng, tăng nhịp tim và huyết áp. Mặc dù phải đối mặt với rủi ro và cảm giác khó chịu nhưng đối với Robertson, đây vẫn là cuộc thử nghiệm có giá trị nếu các kết quả thu được sẽ giúp các nhà nghiên cứu tiến gần hơn tới phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 1.
Hiện ở Canada đang có khoảng 300.000 bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, chứng bệnh gây rối loạn hệ miễn dịch và mất khả năng sản xuất insulin có chức năng điều hoà lượng đường trong máu. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ có nguy cơ bị mù, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy giảm chức năng thận và thần kinh.
Nguồn: khoahoc.tv