HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Cảnh báo, dấu hiệu nhồi máu cơ tim điển hình không được bỏ qua

Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim như: khó thở, cảm giác bị đè nặng, đổ mồ hôi lạnh, mệt mỏi, chóng mặt.... cần được phát hiện và có phương pháp xử lý kịp thời. Các cơn đau tim cấp hay nhồi máu cơ tim cấp là nguyên nhân chính gây hoại tử cơ tim hoặc tử vong đột ngột. Đặc biệt, tình trạng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và

1. Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim là gì? 

1.1. Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim

Các dấu hiệu báo hiệu báo trước cơn đau tim cấp điển hình dễ phát hiện:

- Đau ngực

+ Đau ngực trái hoặc đau xương ức (kéo dài trên 30 phút).

+ Cảm giác ngực bị đè nặng, siết chặt, bóp nghẹt.

+ Đau ngực thường kéo dài trên 30 phút.

- Vã mồ hôi

- Khó thở

Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng khó phát hiện thường bị bỏ qua như:

+ Đau thắt lưng

+ Cơ thể mệt mỏi, hồi hộp

+ Chóng mặt, buồn nôn

+ Rối loạn vị giác

+ Đau vùng dưới xương ức 2-3cm (vùng thượng vị)

+ Rối loạn trí giác: thường xảy ra ở người đã từng làm phẫu thuật hoặc là triệu chứng đột quỵ nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi, người bị đái tháo đường.

Các triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ và nặng điển hình dễ phát hiệnCác triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ và nặng điển hình dễ phát hiện

1.2. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

Ngoài ra các dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ có phần đặc biệt và không quá rõ ràng so với nam giới. Cụ thể:

- Đau ngực: cảm giác như bị đè nén, căng tức ở lồng ngực, đau rát, ngứa ran. Còn ở nam giới thì khó chịu bên ngực phải, đau nhói trong ngực.

- Mệt mỏi bất thường: mệt mỏi ngay cả khi ít vận động, nghỉ ngơi.

- Suy kiệt: chóng mặt, run rẩy, ngất xỉu, người cảm giác lâng lâng.

- Khó thở: là triệu chứng kèm theo với đau thắt ngực, khó thở khi nằm, ngồi lên sẽ bớt khó thở hơn, đổ mồ hôi…

- Đau nhức cơ thể: đau nhức ở một số bộ phận như hàm, cổ, một trong hai cánh tay, lưng, sau đó lan rộng sang các vùng lân cận.

- Rối loạn giấc ngủ: khó đi vào giấc ngủ, thức dậy lúc nửa đêm, mặc dù ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi.

- Các vấn đề về dạ dày: buồn nôn, nôn, khó tiêu.

Ngoài ra ở phụ nữ còn có các triệu chứng của nhồi máu cơ tim sau thời kỳ mãn kinh như: đau ngực; vã mồ hôi; nhịp tim không đều hoặc nhanh; đau ở vùng hàm, cổ, cánh tay, dạ dày…

Lý do nhồi máu cơ tim ở phụ nữ có tỷ lệ qua khỏi thấp hơn so với nam giới vì các triệu chứng nhồi máu cơ tim thường không rõ ràng dẫn đến phát hiện muốn và điều trị không kịp thời.

Biểu hiện nhồi máu cơ tim ở phụ nữ khác biệt so với nam giớiBiểu hiện nhồi máu cơ tim ở phụ nữ khác biệt so với nam giới

1.2. Phát hiện nhồi máu cơ tim dấu hiệu trên ECG

ECG hay điện tâm đồ là một phương pháp xét nghiệm nhồi máu cơ tim khi nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh, bằng cách quan sát sự thay đổi chuyển động của đoạn ST.

Hầu như trong tất cả các trường hợp nhồi máu cơ tim có ST chênh lên sẽ tiến triển đến nhồi máu cơ tim có sóng Q (sóng Q là sóng âm, điện thế bình thường từ 0,01 - 0.03 mv). Từ đó có thể xác định bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở vị trí nào khi nhìn vào chuyển đạo có ST chênh lên hoặc chuyển đạo có sóng Q bệnh lý. 

- Tiêu chuẩn Sgarbossa - tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có block nhánh trái hoặc có tạo nhịp thất phải:

ST Điểm
ST chênh lên cùng chiều lớn hơn hoặc bằng 1mm 5
ST chênh xuống ngược chiều lớn hơn hoặc bằng 1mm 3
ST chênh lên ngược chiều lớn hơn hoặc bằng 5 mm 2
Nếu lớn hơn hoặc bằng 3 điểm thì chẩn đoán nhồi máu cơ tim  

Hình 1: Hình ảnh đoạn ST trong 3 trường hợp trên

- Nhồi máu cơ tim thất phải khi: tại V4R đoạn ST chênh lên lớn hơn hoặc bằng 1mm. Tuy nhiên dấu hiệu này chỉ tồn tại trong vòng từ 10 đến 12 giờ sau khi bị nhồi máu cơ tim.

- Nhồi máu cơ tim thành sau: hình ảnh nhồi máu cơ tim thành sau có thể được phát hiện gián tiếp qua hình ảnh soi gương tại V1, V2, V3. Khi R chiếm ưu thế (R/S >1), đoạn ST chênh xuống thì chẩn đoán là nhồi máu cơ tim thành sau. Nếu V7, V8, V9 chênh lên lớn hơn hoặc bằng 0.05 mm thì chẩn đoán xác định càng chắc chắn hơn.

Dưới đây là bảng tóm tắt, nhìn vào bảng có thể biết được vị trí nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ khi dựa vào chuyển đạo có ST chênh lên:

ST chênh lên tại Vùng nhồi máu cơ tim
V1, V2 Trước vách
V3, V4 Trước mỏm
V1 - V4 Thành trước 
V5, V6 Thành bên
V1 - V5, V6 Trước rộng
DI, aVL Bên cao 
DII, DIII, aVF Thành dưới 
V7, V8, V9 Thành sau

Phát hiện nhồi máu cơ tim qua các triệu chứng và dấu hiệu trên điện tâm đồ (ecg)Phát hiện nhồi máu cơ tim qua các triệu chứng và dấu hiệu trên điện tâm đồ (ecg)

2. Phân biệt triệu chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Rất nhiều người nhầm lẫn bệnh đột quỵ và bệnh nhồi máu cơ tim. Trên thực tế không quá khó để phân biệt hai bệnh này.

Đột quỵ liên quan đến não, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất cấp tính chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Với các triệu chứng: người bệnh đột ngột không nói được hoặc nói khó, không cử động được chân hoặc tay hoặc cử động được nhưng yếu, nếu nặng có thể rơi vào trạng thái hôn mê.

 Nhồi máu cơ tim lại hoàn toàn khác, nó liên quan đến tim. Nhồi máu cơ tim là hoại tử một phần của cơ tim do thiếu máu cục bộ, xảy ra sau khi tắc nghẽn lâu dài dòng máu mạch vành nuôi dưỡng vùng đó. Với các triệu chứng: đau thắt vùng trước ngực, khó chịu ở thân trên và vùng ngực, khó thở, vã mồ hôi lạnh.

Nhiều người thường nhầm lẫn hai bệnh này là vì chức năng của tim là bơm máu đi nuôi khắp cơ thể, nếu không đủ bơm máu tới não thì não sẽ bị ảnh hưởng thậm chí dẫn tới hôn mê. Ở giai đoạn hôn mê này, nhồi máu cơ tim sẽ dễ bị nhầm lẫn với đột quỵ.

Phân biệt dấu hiệu trước khi bị nhồi máu cơ tim và đột quỵPhân biệt dấu hiệu trước khi bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ

3. Làm gì khi phát hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp

- Người bệnh cần ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo theo tư thế nửa ngồi (nằm nghiêng 75° so với mặt đất, co đầu gối). 

- Thả lỏng vai và hai cánh tay, nhắm mắt lại là thở ra thở vào nhẹ nhàng, không hít sâu, không nín hơi khiến tim phải làm việc quá sức hơn dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nguy hiểm hơn.

- Nới rộng đồ dùng cản trở đường thở (cà vạt, khăn quàng cổ), bỏ bớt quần áo trên người.

- Nếu có biểu hiện đau thắt ngực nên uống một liều thuốc điều trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc chưa có chỉ định.

- Trong thời gian chờ xe cấp cứu đến  xịt ngay dưới lưỡi hai lần Nitroglycerin dạng xịt hoặc dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin. Sau 5 phút mà cơn đau thắt ngực chưa giảm thì có thể sử dụng thêm một liều nữa.

- Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin) để ngăn hình thành cục máu đông.

- Gọi hoặc nhờ người gọi xe cứu thương đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, không nên để quá 15 phút.

Hướng dẫn cách xử trí và sơ cứu nnhooif máu cơ tim khi có dấu hiệu bất thườngHướng dẫn cách xử trí và sơ cứu nnhooif máu cơ tim khi có dấu hiệu bất thường

4. Lưu ý quan trọng về dấu hiệu nhồi máu cơ tim

4.1. Những ai dễ bị nhồi máu cơ tim?

Những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim bao gồm người bệnh đau thắt ngực không ổn định hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như:

- Nam trên 45 tuổi, nữ trên 65 tuổi.

- Những người thừa cân, béo phì.

- Ít vận động thể lực.

- Mắc bệnh đái tháo đường.

- Bị rối loạn lipid máu.

- Stress, căng thẳng.

Có khoảng 50% số trường hợp, người bệnh bị nhồi máu cơ tim là do một yếu tố khởi phát ra như: vận động gắng sức, stress tâm lý, các bệnh lý nội khoa nặng, phẫu thuật… Nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào buổi sáng (từ 6 giờ đến 11 giờ), đặc biệt là trong 3 giờ đầu tiên sau khi ngủ dậy. Vì vậy những đối tượng kể trên cần hết sức lưu ý để phòng ngừa nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

4.2. Nhồi máu cơ tim biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Biến chứng nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm và theo thống kê có tới 10% các ca nhồi máu cơ tim có thể dẫn tới tử vong. Cụ thể trong từng gia đoạn và tình trạng nhồi máu cơ tim nhẹ hay nặng sẽ dẫn tới biến chứng khác nhau:

- Rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền: xuất hiện nhiều vào những giờ đầu và những ngày đầu khi nhồi máu cơ tim. Là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong.

- Suy tim: Có thể suy tim cấp hoặc là bán cấp xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của nhồi máu cơ tim, biểu hiện dưới dạng nhẹ hay nặng và thậm chí còn rất nặng như phù phổi cấp.

- Sốc tim: Xuất hiện khi 40% cơ tim bị phá hủy.

+ Tỷ lệ tử vong cao (80%). Mạch nhỏ, huyết áp động mạch tụt và thường khó xác định, nói chung huyết áp tâm thu khoảng 70 mmHg.

+ Do giảm lưu lượng tim nên hay có các rối loạn ở não như: trạng thái kích thích, lú lẫn tinh thần, có khi còn hôn mê, đầu chân tay lạnh, tím, xâm xấp mồ hôi.

- Vỡ tim: Tình trạng này hiếm gặp và thường xuất hiện giữa ngày thứ 7 và ngày thứ 10. Thường là thủng vách gây thông liên thất (trị giá oxy ở thất phải tăng lên một cách bất thường). 

- Hở van hai lá: Nghe thấy một tiếng thổi cuối thì tâm thu ở mỏm do hỏng bộ van hai lá. Đứt cột van ít gặp (gặp khoảng 1% các trường hợp nhồi máu cơ tim). Tiếng thổi ở đây to dần, chiếm toàn thì tâm thu, thô ráp. Suy tim xuất hiện một cách nhanh chóng.

- Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim và hội chứng Dressler: Thường nghe thấy một tiếng cọ màng ngoài tim, 2 đến 3 giờ sau khi xuất hiện nhồi máu cơ tim, đồng thời có dấu hiệu đau vùng trước tim, đoạn ST chênh lên trên điện tâm đồ.

- Huyết khối - Tắc mạch: Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện những huyết khối ở chi dưới nhất là đối với những người bệnh phải nằm lâu ngày, có rối loạn tuần hoàn. Cũng có khi do một huyết khối hình thành trên nội tâm mạc của vùng vừa bị hoại tử.

- Đau loạn dưỡng phản xạ các chỉ trên: Biểu hiện dưới dạng viêm quanh khớp vai, xảy ra vài ngày đến vài tuần sau nhồi máu cơ tim, thường bị nhiều ở hơn bên trái hơn là bên phải. Có thể tránh được tình trạng này nếu vận động sớm, được bác sĩ yêu cầu cũng như chủ động phục hồi chức năng sớm.

- Loạn thần kinh kiểu âu lo: Do sợ bệnh tái phát, sợ phải làm việc nặng nhọc làm cho cơn đau trở lại nên người bệnh dễ có trạng thái lo âu, trầm cảm cho mình là tàn phế. Việc phục hồi chức năng tim có thể đem lại niềm tin cho người bệnh.

4.3. Thang điểm TIMI Risk Score trong nhồi máu cơ tim

Thang điểm TIMI Risk Score giúp dự đoán tỷ lệ tử vong trong 30 ngày cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Yếu tố nguy cơ Điểm
Tuổi từ 65 đến 74 tuổi  2
Tuổi lớn hơn 75 tuổi  3
Đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc có đau thắt ngực  1
Huyết áp tâm thu nhỏ hơn 100 mmHg 3
Tần số tim lớn hơn 100 lần/ phút  2
Killip II - IV 2
Nhồi máu cơ tim thành trước hoặc block nhánh trái  1
Thời gian kể từ khi bắt đầu điều trị tái tưới máu lớn hơn 4 giờ 1
Cân nặng nhỏ hơn 67kg 1
   

Phân độ Killip giúp dự đoán tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đầu khi chưa điều trị bằng phương tái tưới máu:

Killip Dấu hiệu lâm sàng Tỷ lệ tử vong (%)
I Không có dấu hiệu của suy tim sung huyết 6
II Có T3 và / hoặc có ran ẩm 17
III Phù phổi cấp  30-40
IV Sốc tim 60-80

4.4. Bệnh nhồi máu cơ tim liên quan đến bệnh nào?

- Những người có tiền sử bị huyết áp cao có nguy cơ bị các bệnh tim mạch hơn gấp 5 lần so với những người bình thường.  Huyết áp càng cao nguy cơ bị nhồi máu cơ tim càng cao, hàng năm ước tính có khoảng 15 triệu người huyết áp cao tử vong do nhồi máu cơ tim.

- Biến chứng tim mạch phổ biến nhất và nguy hiểm nhất là bệnh đái tháo đường. Theo thống kê từ những chuyên gia về tim mạch, cứ 5 người bị nhồi máu cơ tim thì có 2 người trong số đó bị đái tháo đường. Việt Nam có đến hơn 70% trường hợp đái tháo đường do bệnh nhồi máu cơ tim.

- Bệnh rối loạn lipid máu: người mắc bệnh mạch vành thì nồng độ cholesterol trong máu càng cao, điều này dẫn đến tỉ lệ tử vong hàng năm trên thế giới là 4.4 triệu người.

Với các bệnh diễn ra đột ngột như nhồi máu cơ tim, đột quỵ việc theo dõi và tầm soát bệnh sớm vô cùng quan trọng. PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic cung cấp gói tầm soát các bệnh tim mạch và dự báo nguy cơ nhồi máu cơ tim 10 năm chỉ từ 955.000đhttps://drbinh.com/goi-du-bao-chuyen-sau-10-nam-nguy-co-cac-benh-ly-tim-mach-chu-yeu

Gói khám bao gồm các nội dung kiểm tra và xét nghiệm chuyên môn được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm: kiểm tra chức năng gan, thận, kiểm tra nội tổng quát, siêu âm, chụp X-Quang, điện tim, kiểm tra mỡ máu...

Thay vì bỏ ra hàng chục triệu đồng để điều trị bệnh tim mạch kèm theo các di chứng tai biến nguy hiểm. Chủ đồng tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm chi phí.

Phát hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm vô cùng quan trọng. Ngoài việc sơ cứu nhồi màu cơ tim đúng cách, việc nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng nhồi máu cơ tim là gì là chìa khóa giữ lại mạng sống cho bệnh nhân

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo