HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Cảnh báo dịch tay chân miệng ở trẻ

Mặc dù là bệnh tay chân miệng lành tính nhưng khi trẻ mắc bệnh nếu không điều trị kịp thời vẫn có nguy cơ gây biến chứng viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não,… thậm chí đe dọa tính mạng trẻ.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh lây từ người sang người, chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, khu vui chơi là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch.

1. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ nhiễm tay chân miệng

Ba mẹ thường rất dễ nhầm lẫn bệnh chân tay miệng rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác do cùng các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn… 

Dựa trên các biểu hiện lâm sàng, ta có thể chia thành 4 giai đoạn nhận biết đặc trưng của bệnh tay chân miệng: 

  • Giai đoạn 1: Được xem là giai đoạn ủ bệnh, thường khó nhận biết vì trẻ không có những biểu hiện cụ thể. Thời gian này diễn ra từ 3-7 ngày.
  • Giai đoạn 2: Được xem là giai đoạn khởi phát, diễn ra từ 1- 2 ngày tiếp theo, khi đó trẻ đã có những biểu hiện cụ thể như sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, quấy khóc… Nếu trẻ sốt cao liên tục hoặc sốt kéo dài trên 2 ngày, rất có thể là dấu hiệu của biến chứng viêm não ở trẻ.
  • Giai đoạn 3: Được xem là giai đoạn toàn phát kéo dài từ 3 – 10 ngày, kèm theo những triệu chứng rõ ràng hơn. Những biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ bị tay chân miệng là lở loét miệng và phát ban dạng sẩn hồng ban phỏng nước. 

- Lở loét miệng: Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban như những chấm đỏ nhỏ ở phía trong miệng, trên đầu lưỡi, hay vòm miệng… Các nốt ban nhanh chóng trở thành bóng nước (2-3mm) và loét ra gây đau khi nuốt, chảy nước dãi nhiều hơn bình thường và khiến trẻ biếng ăn. 

- Phát ban trên da: Xuất hiện những chấm tròn đỏ phẳng hoặc gồ trên mặt da tập trung chủ yếu  ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, và mông. Đặc điểm của các sang thương da này là thường không ngứa, không đau và đa số không để lại sẹo khi lành.

- Các biến chứng về hô hấp, thần kinh, tim mạch thường xuất hiện vào ngày thứ 2 -5 của giai đoạn này. 

  • Giai đoạn 4: Đây được xem là thời gian lui bệnh (thường vào ngày thứ 7 từ lúc khởi bệnh), trẻ sẽ dần khỏe mạnh và phục hồi nếu không có những biến chứng nguy hiểm. 

Trong một số trường hợp bệnh tay chân miệng khi có những diễn biến nặng hơn, sẽ đi kèm những triệu chứng cảnh báo như sốt cao không hạ, trẻ giật mình, kích thích quấy khóc liên tục, co giật, yếu chi, nôn ói liên tục, thở mệt… Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành điều trị kịp thời.

2. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách

Thông thường, trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ tự hồi phục trong vòng 7-10 khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà sau khi thăm khám và được sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần đưa trẻ đi tái khám theo lịch hẹn để phòng tránh và phát hiện kịp thời những biến chứng nguy hiểm.

Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Cách ly cho trẻ tại nhà: Ngay sau khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần tiến hành cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác và người lớn trong nhà trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày kể từ ngày phát bệnh. Ba mẹ chăm sóc trẻ cũng cần sử dụng khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để tránh trường hợp lây nhiễm cho những người xung quanh.

Ngoài ra, vật dụng cá nhân ăn uống, quần áo của trẻ cũng cần được sử dụng và vệ sinh riêng biệt. Phòng cách ly cần thông thoáng, đủ dưỡng khí, sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ.

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng: Khi trẻ mắc bệnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,…Đối với trẻ biết ăn tốt nhất là xay cháo thật nhuyễn để bé đỡ phải nhai, tránh gây đau ở miệng. Mẹ có thể xay nhuyễn thịt heo, bò và thêm cả rau, củ để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất đạm, chất xơ. Khi vết loét đã đỡ đau rát (khoảng sau 5 ngày), bé có thể ăn cháo như thường mà không cần xay nữa.

Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.

3. Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Đôi khi, sự thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hoặc tin vào những phương thức truyền miệng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con. Cùng điểm lại một số sai lầm thường gặp dưới đây để ba mẹ cùng lưu ý.

  • Kiêng tắm: Trẻ bị tay chân miệng cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ để vi khuẩn không tích tụ trên da bé, giúp vết thương mau lành, tránh mắc các bệnh viêm nhiễm ngoài da như nấm, viêm da,…. Việc kiêng tắm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, trú ngụ làm cho bệnh của con trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng không nên làm theo các bài thuốc dân gian như tắm nước lá cho trẻ, bởi trong giai đoạn này, cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Việc tắm bằng nước lá có thể gây ra nhiễm trùng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

  • Ủ ấm con quá mức: Trẻ bị tay chân miệng có thể sốt. Khi sốt nhiệt độ cơ thể bé sẽ tăng cao cần giải phóng nhiệt ra khỏi cơ thể, do đó ba mẹ không nên ủ ấm trẻ quá mức. Việc ủ ấm quá mức không chỉ khiến trẻ sốt cao hơn mà sẽ khiến cơ thể bé ra nhiều mồ hôi. Do đó ba mẹ cần cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, chỉ nên cho bé uống hạ sốt nếu con sốt từ 38,5 độ C trở lên.
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Khi vệ sinh răng miệng cho trẻ bị tay chân miệng, ba mẹ cần tránh làm vỡ các nốt phỏng ở miệng. Nhiều phụ huynh sợ làm con đau nên thậm chí không hoặc ít làm vệ sinh răng miệng cho trẻ, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, nấm miệng, viêm… Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho con, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

4. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả

Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin phòng chống dịch chân tay miệng. Bạn có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng những biện pháp sau:

  • Người lớn khi chăm sóc trẻ nên mang khẩu trang y tế và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi thay tã và đi vệ sinh. 
  • Khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng theo hướng dẫn 6 bước rửa tay của Bộ Y tế
  • Quần áo, tã lót của trẻ nên được ngâm dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.
  • Vật dụng cá nhân của trẻ bị chân tay miệng như: đồ chơi,  bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
  • Phòng nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.
  • Tránh các cử chỉ thân mật như ôm, hôn hoặc chia sẻ dụng cụ ăn, uống với những người mắc tay chân miệng.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ để bệnh nhanh khỏi và tránh lây lan sang các bé khác trong nhà. Lưu ý, ngoài chăm sóc đúng cách, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các biến chứng bất thường.

CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com  – Website: www.drbinh.com
Facebook: www.facebook.com/biquyetchamsocsuckhoe

CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: https://thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/365medihome

 

 

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo