Chớ coi thường - Ngáp cũng cần phải thực hiện đúng cách
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Nhiều người cho rằng ngáp thể hiện sự bất lịch sự hay thái độ chán nản, mệt mỏi nhưng thực tế nó là hành động giúp loại bỏ căng thẳng.
Theo Huffington Post, nữ diễn viên nổi tiếng của Hollywood, Gwyneth Paltrow, chia sẻ trong quá trình tập yoga và thiền định, cô học được mọi thứ về tầm quan trọng của việc ngáp. “Nhiều người cho rằng ngáp thể hiện sự bất lịch sự hay thái độ chán nản, mệt mỏi nhưng thực tế nó là một hành động giúp loại bỏ căng thẳng”, Paltrow nói.
Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy nhiệt độ ngoài trời càng cao hơn so với thân nhiệt thì số lần ngáp càng ít. Vì vậy, ngáp có thể là biện pháp để điều hòa nhiệt độ cho não bộ.
Ngáp là việc mà bất cứ ai cũng làm, ngay cả thai nhi trong bụng mẹ cũng ngáp. Hầu hết mọi người tin rằng ngáp xảy ra khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, buồn ngủ và uể oải. Nhưng thực tế, ngáp có thể do một loạt các lý do khác gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này.
- Cơ thể cần cung cấp oxy: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một trong những lý do chính gây ra ngáp là sự gia tăng mức độ carbon dioxide hoặc giảm nồng độ oxy trong máu. Ngáp là hành động phản xạ của cơ thể để đảm bảo có đủ oxy trong phổi và từ đó cung cấp oxy vào máu.
- Nhiệt độ não bị thay đổi: Ngáp còn là việc làm giúp duy trì nhiệt độ của não. Khi một người đang mệt mỏi hoặc không thể ngủ được, nhiệt độ của não tăng lên. Khi một người ngáp, cơ thể được làm mát hơn, các cơ bắp và khớp xương được uốn cong và nhiệt độ não cũng được giữ ổn định.
- Mệt mỏi hoặc chán nản: Nếu bạn ngáp quá nhiều trong khi đang làm việc thì lý do có thể là mệt mỏi hoặc chán nản, căng thẳng.
- Bắt chước người khác: Các tế bào thần kinh gương (tế bào thần kinh phản chiếu) trong não chịu trách nhiệm việc gây ra các cơn ngáp. Khi bắt gặp một người ngáp, tế bào thần kinh gương trong não sẽ bắt chước và gây ra phản ứng, tạo thành hành động tương tự khiến bạn ngáp theo.
- Do hóa chất trong não bị kích thích: Khi một số hóa chất trong não như serotonin, dopamine và glutamine... bị kích thích, chúng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng và cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, chúng còn kích thích hệ thần kinh trung ương và gây ra phản ứng là ngáp.
- Rối loạn giấc ngủ: Đôi khi, ngáp quá mức có thể chỉ ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này là do cơ thể bạn không được nghỉ ngơi và ngủ đủ thời gian dẫn đến mệt mỏi. Và điều này có thể dẫn đến những cơn ngáp liên tục.
Dưới đây là 2 cách mà Paltrow đưa ra giúp bạn phát huy hiệu quả lợi ích của việc ngáp.
Cách 1
- Bước 1: Nhẹ nhàng nghiêng đầu ở vị trí thoải mái đồng thời mở miệng rộng và từ từ.
- Bước 2: Thực hiện phương pháp thở Ujjayi: cổ họng bạn co thắt nhẹ và thở ra chậm rãi thông qua mũi trong khi ngậm miệng. Hít thở sâu qua miệng, do đó bạn sẽ cảm thấy không khí phát ra thông qua cuống họng.
- Bước 3: Hít vào và thở ra hoàn toàn, thả lỏng vai khi thở ra.
- Bước 4: Khi ngáp, mở rộng miệng và căng cơ hàm.
- Bước 5: Lặp lại hành động này 8-10 lần cho đến khi chảy nước mắt. Khi các cơ hàm căng ra và thư giãn, miệng mở rộng, kích thích các tuyến lệ xung quanh mắt, gây phản ứng chảy nước mắt.
Cách 2
- Thực hiện từ bước 1-3 theo cách 1.
- Sau đó, khi ngáp, hơi mở môi, hai hàm răng hơi chạm vào nhau. Hành động này khi ngáp sẽ làm lỏng các cơ bắp ở cổ họng, kéo dài sự thư giãn, thoải mái xung quanh lưỡi, vùng cổ và hàm.
- Lặp lại 8-10 lần cho tới khi chảy nước mắt.