HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Có nên 'ăn khi cảm lạnh và nhịn khi sốt'?

“Ăn khi cảm lạnh, nhịn khi sốt” là câu ngạn ngữ cổ xưa. Nếu như ai đó đang bị cảm lạnh thì người xưa tin rằng nhiệt độ cơ thể người đó đang hạ xuống, vậy nên thức ăn có thể sẽ “sưởi ấm” cơ thể. Ngược lại, nếu ai đó đang sốt và việc không ăn uống gì được cho là sẽ “làm mát” cơ thể. Tuy nhiên, dưới góc độ y khoa, lời khuyên này liệu có đúng?

Dưới góc độ khoa học, các chuyên gia y tế đã có lời chia sẻ trên kênh CNN rằng nhịn đói không còn là lời khuyên cho việc điều trị bất kỳ bệnh nào. Thay vào đó người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ, bởi điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và phục hồi bệnh kể cả cảm lạnh lẫn sốt cao. Tuy nhiên, lượng thức ăn cần khi ốm có thể sẽ khác nhau giữa trẻ em và người lớn.

Trẻ em: Ăn cả khi cảm lạnh lẫn sốt

Tiến sĩ Jon S.Abramson, chuyên gia Nhi khoa về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Wake Forest (Mỹ), nói rằng không hề có một bằng chứng y khoa nào cho thấy nên ăn khi bị cảm lạnh và nhịn khi sốt cao. Khi chúng ta ốm, kể cả có sốt hay không, sự chuyển hóa của cơ thể sẽ tăng rất nhanh và cơ thể cần nhiều calo hơn cho sự chuyển hóa đó. Nếu không làm đầy lại nguồn năng lượng này bằng đường và chất điện giải thì sẽ rất nguy hiểm.

Đặc biệt là ở trẻ em, vì cơ thể trẻ rất ít năng lượng dự trữ. Lúc này, nên ăn súp gà, nước trái cây hoặc bất cứ thứ gì có nhiều calo, và quan trọng nhất là phải uống nhiều nước. Bệnh tật khiến cho nhu cầu về nước của cơ thể tăng lên rất cao.

Tiến sĩ Abramson đã vạch rõ cách bù chất dịch tại 36 độ C và 40 độ C: Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ xuống dưới 36 độ C ông khuyến nghị cần bù thêm nước khoảng 20% nhu cầu. Nếu nhiệt kế chỉ 40 độ C hoặc hơn thì lượng nước cần bù lên đến 30%.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được theo dõi chặt chẽ, ông nhấn mạnh. Vì trẻ không thể lên tiếng rằng chúng đang đói hay khát như người lớn. Nếu một đứa trẻ không uống bất kỳ thứ gì trong một ngày, khi đó nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức.

Đặt lịch khám Bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Phòng khám

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với trẻ em khi bị ốm. Vì trẻ em không có sự dự trữ mỡ như người lớn, có nghĩa chúng cần được ăn thường xuyên hơn so với người lớn.

Người lớn: Ăn, nhưng không ăn quá nhiều

Nhờ hệ miễn dịch mạnh, nên sốt và cảm lạnh thường ít phổ biến ở người lớn. Phần đông, các trường hợp sốt xảy ra ở người lớn thường là do cúm. Theo tiến sĩ Abramson, cũng như ở trẻ em, người lớn cần nhận thức được tầm quan trọng của việc uống nước khi bị ốm. Tuy nhiên, việc ăn của họ có thể ít hơn. Người lớn không nên ép mình ăn khi bị cảm lạnh mà chỉ ăn khi cảm thấy đói. Chán ăn là một triệu chứng thông thường khi bị bệnh và không ăn cho tới khi nào cơn đói ập đến cũng không phải là một điều gì ghê gớm.

Các chuyên gia y tế cho biết phần lớn những người trưởng thành có nhiều năng lượng dự trữ, nên không cần phải bổ sung nó trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khi bị ốm, việc lựa chọn nên ăn những gì là điều quan trọng. Cụ thể, tránh những thức ăn có nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa vì nó có thể làm mất cân bằng giữa những vi khuẩn xấu và tốt trong cơ thể. Một chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt là vitamin A và vitamin C) và các chất chống ô xy hóa là tốt nhất để ngăn ngừa và phục hồi bệnh.

Tóm lại, người lớn cũng như trẻ nhỏ khi bị ốm, cần uống đầy đủ nước, đừng nhịn đói, và nên cân nhắc ăn những loại thực phẩm nào và ăn bao nhiêu là chìa khóa giúp sức khỏe sớm hồi phục.

Nguồn: CNN

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo