Điểm mặt những nghi phạm làm xáo trộn nhịp đập của con tim
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Bạn có biết tất cả những thực phẩm tiêu thụ ít nhiều đều có tác động tới sức khỏe tim mạch?
Tim là một trong những bộ phận hoạt động miệt mài với cường độ cao nhất trong cơ thể. Đây cũng là cơ quan chịu tác động của những thói quen thường ngày cũng như các loại thực phẩm bạn tiếp nhận.
Dưới đây là một vài yếu tố có tác động tiêu cực tới chức năng hoạt động của bộ phận quan trọng này mà bạn cần chú ý tránh:
Đồ uống có cồn
Tiêu thụ một lượng lớn đồ uống có cồn có khả năng gây suy giảm hoạt động của tim. Theo nghiên cứu được đăng tải tên tạp chí Tim mạch Mỹ 2016, chỉ một lượng rượu rất nhỏ cũng có khả năng gây hại tới hệ tim mạch nếu sức khỏe người đó không tốt.
Tiêu thụ một lượng lớn đồ uống có cồn có khả năng gây suy giảm hoạt động của tim. Ảnh: Internet.
Regina Druz, chuyên viên y khoa tại Đai học Hofstra kiêm trưởng khoa tim mạch tại bệnh viện St. John Episcopal, NewYork cho biết, rượu có khả năng làm giảm áp lực thành mạch, khiến tim khó khăn hơn trong việc bơm máu đi khắp cơ thể. Ngoài ra, chất cồn còn có khả năng hủy hoại những tế bào thần kinh, giảm hoạt động của não bộ.
Caffein
Những thức uống chứa nhiều caffein cũng được cho là có nhiều ảnh hưởng tới hệ tim mạch. Laxmi Mehta, giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe Wexner, trưởng dự án Sức khỏe tim mạch cho nữ giới cho biết, sử dụng cà phê có khả năng ảnh hưởng lớn tới những người nhạy cảm với caffein.
Những thức uống chứa nhiều caffein cũng được cho là có nhiều ảnh hưởng tới hệ tim mạch. Ảnh: Internet.
Tiến sĩ Laxmi khuyến khích, thay vì sử dụng cà phê, mọi người nên chuyển sang những loại đồ uống lành mạnh và tốt cho cơ thể hơn như trà xanh hoặc trà thảo mộc.
Stress
Stress cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng tới nhịp tim của bạn. Những cơn stress kéo dài không chỉ khiến hệ thần kinh phải chịu tác động mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tim mạch. Trong trường hợp nghiêm trọng, chúng có thể gây ra những tổn thương như một cơn đau tim thông thường.
Trào ngược axit
Tiến sĩ Druz cho hay, do vị trí đặc biệt của thực quản, vấn đề trào ngược dễ dàng khiến hệ tim mạch bị ảnh hưởng. Thông thường, hiện tượng tim đập nhanh sau bữa ăn, khi nằm hoặc đi kèm với những cơn đau tại vùng ngực thì rất có thể nguyên nhân nằm ở trào ngược axit.
Mất nước
Không cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể làm giảm huyết áp và khiến hệ tuần hoàn rơi vào tình trạng mất cân bằng. Hiện tượng này ép buộc tim phải hoạt động với cường độ cao và dễ gây ra những rối loạn nhịp đập. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được xử trí hoàn toàn khi bạn bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc mà bạn sử dụng có khả năng ảnh hưởng không nhỏ tới các cơ thể bạn. Theo Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms, những loại thuốc chống trầm cảm, giảm cân đều sở hữu tác dụng phụ liên quan tới hoạt động của tim mạch.
Điều tương tự cũng xảy đến với những người nghiện thuốc lá bởi nicontin có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới hoạt động của hệ thống này.
Ăn quá nhiều
Một bữa ăn quá no có thể cũng gây nên những rối loạn cho hoạt động của hệ thống tim mạch. Để tiêu hóa một bữa ăn với khối lượng lớn, cơ thể phải điều tiết một lượng máu không nhỏ tới dạ dày và dành nhiều năng lượng cho hoạt động phân giải thức ăn.
Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, cho hay, như một hệ quả tất yếu, tim phải hoạt động với cường độ cao hơn để đáp ứng tiến độ này. Do vậy, nếu bạn gặp những biểu hiện như đau ngực, nhức đầu, mệt mỏi sau khi ăn, đừng ngại ngần tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia y khoa càng sớm càng tốt.
(Nguồn: Health)