Đổ mồ hôi về đêm: Báo động đỏ về sức khỏe!
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Uống thuốc có thể khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm. Nhưng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường...
Nhiều người cảm thấy hơi nóng hơn một chút khi thức dậy nhưng đó không có nghĩa là do "đổ mồ hôi ban đêm" - Rob Danoff, Giám đốc Hệ thống Y tế Aria của Philadelphia (Mỹ) cho biết. Đổ mồ hôi ban đêm là đổ mồ hôi quá nhiều về ban đêm dù có mặc đồ ngủ thấm hút tốt.
Danoff cho biết rằng ra nhiều mồ hôi có thể là do tình trạng sức khỏe hoặc bệnh tật tiềm ẩn. Thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, do thay đổi hormone là những điều chúng ta cần lưu ý. Nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất khiến đổ mồ hôi ban đêm. Dưới đây là một số nguy cơ khiến cơ thể đổ mồ hôi đêm:
1. Nguy cơ bệnh tim cao
Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trong Tạp chí Quốc tế về Sản khoa và Phụ sản cho hay, những phụ nữ trung niên "thường xuyên" có mồ hôi ban đêm thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.
Cuộc nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao không phụ thuộc vào tình trạng mãn kinh, tuổi tác và các yếu tố lối sống. Phụ nữ bị huyết áp cao và mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị đổ mồ hôi nhiều về đêm hơn những người khác.
2. Bạn có thể bị ung thư
Một số loại ung thư có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. "Nếu chúng ta quan tâm đến lympho (ung thư hệ bạch huyết), cả lympho Hodgkin và lympho không Hodgkin, thì đổ mồ hôi vào ban đêm là những điều chúng ta có thể cần lưu ý", Danoff nói. Cùng với đổ mồ hôi ban đêm, nếu bạn thấy thêm các triệu chứng như giảm cân, mệt mỏi và hạch lympho lớn thì tốt hơn hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra để tầm soát Ung thư toàn diện càng sớm càng tốt.
3. Do biến đổi gen
Trong một nghiên cứu khác về Thời kỳ mãn kinh, các chuyên gia đã thấy sự liên quan giữa "các triệu chứng vận mạch" với việc ra nhiều mồ hôi. Đó có thể là do thay đổi gen, cụ thể ở phụ nữ. Carolyn Crandall, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là một giáo sư y khoa tại UCLA (Đại học California tại Los Angeles, Mỹ) cho biết sự biến đổi gen có liên quan đến một phần của bộ não phụ nữ, kiểm soát các hormone nhất định và có thể có mối liên quan đến vô sinh và dậy thì chậm hoặc không dậy thì. Carolyn nói rằng còn quá sớm để kết luận về sự liên quan giữa biến đổi gen với bất kỳ vấn đề sức khoẻ cụ thể nào, do đó các nhà nghiên cứu cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa.
4. Do sử dụng thuốc
Danoff nói: "Đổ mồ hôi đêm là một tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc, điển hình là thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc điều trị hormone, đặc biệt là có liên quan đến điều trị ung thư cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Ngoài ra, thuốc chữa bệnh tiểu đường cũng có thể gây đổ mồ hôi vào ban đêm nếu lượng đường trong máu giảm xuống".
5. Tuyến giáp có thể đang hoạt động quá mức
"Đổ mồ hôi đêm là một triệu chứng phổ biến đối với những người có tuyến giáp hoạt động quá mức, còn được gọi là sự giảm hoạt động của tuyến giáp", Danoff nói. Tiến hành những kiểm tra, xét nghiệm thông qua các chương trình tầm soát sớm Ung thư tuyến giáp là việc cần thiết phải làm để đảm bảo tình trạng hoạt động cũng như ngăn ngừa các bệnh lý liên quan tới tuyến giáp.
6. Cơ thể đang phải chống lại bệnh nhiễm trùng
"Nếu cơ thể đang phải chiến đấu chống lại một bệnh nào đó hoặc nhiễm trùng thì có thể gây đổ mồ hôi vào ban đêm" - Danoff cho biết. Chứng đổ mồ hôi ban đêm này có thể tồn tại hàng ngày hoặc thậm chí hàng tuần sau khi các triệu chứng khác đã biến mất. Vì vậy, nếu gần đây bạn bị sốt hoặc bị nhiễm vi trùng thì đó là nguyên nhân dẫn đến mồ hôi đổ nhiều vào ban đêm.
7. Hệ thống miễn dịch có vấn đề
Rối loạn tự miễn là tình trạng khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn giữa một điều bình thường hoặc lành tính thành một mối nguy hiểm cho sức khỏe. Có rất nhiều kiểu rối loạn như một số bệnh lupus (bệnh lao da) có thể gây đổ mồ hôi vào ban đêm, Danoff nói. Viêm khớp dạng thấp và bệnh Celiac (là một bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non và gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn) là 2 kiểu rối loạn khác.
Nếu đổ mồ hôi quá nhiều, kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ để Kiểm tra sức khỏe tổng quát để sớm tìm ra đúng căn nguyên và tầm soát các nguy cơ bệnh lý gây nguy hại đến sức khỏe.
(Nguồn: Pre)