Đột phá trong nghiên cứu vaccine phòng cảm lạnh
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Có những người không bao giờ bị cảm lạnh, số khác lại bị thường xuyên và với một số người, cảm lạnh có thể cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, cảm lạnh sẽ không còn cơ hội đe dọa sức khỏe bạn nhờ một nhóm các nhà khoa học đang tiến rất gần tới việc phát triển một loại vaccine phòng cảm lạnh thông thường.
Một nhóm nghiên cứu tại Paddington, London (Anh) đang có những bước tiến đột phá trong việc phát triển vaccine xịt mũi, SynGEM, có khả năng phòng ngừa cảm lạnh.
Vaccine này hiện đã thử nghiệm thành công trên chuột và hiện đang thử nghiệm dạng xịt trên người.
Mặc dù là bệnh phổ biến song y học chưa tìm ra thuốc chữa khỏi căn bệnh này. Việc phát triển vaccine cũng gặp nhiều khó khăn bởi có tới 200 loại virus gây cảm lạnh, trong đó 80% là do ba loại virus: Virus rhino, virus corona và virus hợp bào hô hấp (RSV).
Ngay cả GS Peter Openshaw, trường Đại học Hoàng gia London, cũng từng tin rằng "Rất khó tìm ra loại vắc-xin hoặc thuốc có tác dụng với tất cả các loại virus".
Nhưng sau khi dành 30 năm nghiên cứu về cảm lạnh và cúm, GS Openshaw tin rằng họ thực sự đang tiến gần đến bước đột phá với vaccine nhằm vào RSV.
Nhóm của ông đang trong quá trình thử nghiệm vaccine dạng xịt mũi ở 36 người tình nguyện và chờ xem liệu vaccine có công dụng hay không - nếu các đối tượng có sản sinh kháng thể (các tế bào miễn dịch chống lại virus), thì có nghĩa là SynGEM có tác dụng.
Nếu vaccine thành công, nó có thể cứu được rất nhiều người, nhất là người già và trẻ em. Bởi căn bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây tử vong.
Nguồn: Health Plus