Dùng toilet công cộng lại khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiểu?
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Ngồi xổm hay cố gắng rời đi càng sớm càng tốt khi dùng toilet công cộng lại khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiểu?
Bác sĩ Preethi Daniel từ Dịch vụ Y tế Anh thường xuyên nhận được câu hỏi liệu chúng ta có thể mắc bệnh từ bồn cầu trong nhà vệ sinh công cộng hay không. Thậm chí, nhiều người còn sợ nhiễm chlamydia, bệnh lậu hay giang mai chỉ vì lỡ dùng toilet công cộng.
Chia sẻ với Healthista, bác sĩ Daniel khẳng định nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục từ bồn cầu trong nhà vệ sinh công cộng là rất nhỏ, nếu không muốn nói gần như không tồn tại. Để nhiễm bệnh, vi khuẩn phải từ bồn cầu đi thẳng vào vùng kín hoặc qua vết thương hở ở chân, mông mà khả năng này rất khó xảy ra.
Trên thực tế, bạn chỉ cần lo lắng đến vi khuẩn E-coli và Salmonella. Bên cạnh đó, hãy nhớ luôn đi giày bởi sàn nhà vệ sinh bẩn nhiều so với bồn cầu.
Theo bác sĩ Daniel, đôi khi nỗ lực tránh nhiễm trùng đường tiểu lại khiến người ta mắc bệnh. Tất cả những hành động như ngồi xổm hay ra khỏi toilet càng sớm càng tốt đều khiến rủi ro nhiễm trùng đường tiểu tăng lên, bởi bạn sẽ không làm sạch bàng quang hoàn toàn đồng thời phơi nhiễm cơ thể trước vi khuẩn có hại.
Mỗi khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nên lưu ý theo ba nguyên tắc mà bác sĩ Daniel đưa ra sau đây:
- Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
- Mang theo nước rửa tay kháng khuẩn để tăng khả năng bảo vệ.
- Đặt giấy lên miệng bồn cầu hoặc lau bằng khăn kháng khuẩn trước khi dùng.
Cuối cùng, bác sĩ Daniel nhấn mạnh: "Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nhà vệ sinh công cộng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật".
Theo: Healthista