Giới khoa học phát hiện ra rằng công việc căng thẳng dễ mắc bệnh tiểu đường
- Giải pháp giúp bệnh nhân quản lý hiệu quả bệnh đái tháo đường
- Cách quản lý, điều trị và một số phương pháp hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng huyết áp
- Cách quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
- Vì sao phải chủ động quản lý các bệnh mạn tính không lây nhiễm?
Các nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra rằng người chịu stress kéo dài do công việc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người không bị căng thẳng.
Nhóm chuyên gia từ Đại học Paris-Saclay tại Pháp đã phân tích nghiên cứu giai đoạn từ năm 1992 đến 2014, trong đó hơn 70.000 phụ nữ tham gia và nhận thấy rằng những phụ nữ hoạt động trí tuệ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Trong giai đoạn này, căn bệnh xảy ra với 4.187 người, trong số những người đánh giá công việc của họ là "rất phức tạp về tinh thần", bệnh này phổ biến thường xuyên hơn 54%. Các nhà khoa học liên hệ tác động bất lợi như vậy với trải nghiệm căng thẳng của phụ nữ trong công việc phức tạp về tinh thần.
Các nhà khoa học Pháp tin rằng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến tình trạng công việc căng thẳng liên tục.
Trên thực tế, bệnh tiểu đường vô cùng phổ biến. Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán đến năm 2030, tiểu đường sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ bảy.
Hầu hết bệnh nhân tiểu đường mắc tuýp hai, xảy ra khi cơ thể không dùng đúng hoặc không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường huyết thành nặng lượng. Nếu không can thiệp, tiểu đường dẫn đến tổn hại hệ thần kinh, mù lòa, đoạn chi, bệnh tim mạch và đột quỵ.
Từ lâu, y học đã khuyên cộng đồng tập thể dục, giảm cân cũng như ăn uống lành mạnh để kiểm soát đường huyết đồng thời hạn chế biến chứng. Bên cạnh đó, tránh stress cũng là lưu ý quan trọng bởi căng thẳng trực tiếp làm tăng đường huyết hoặc tạo điều kiện cho lối sống phản khoa học, từ đó khiến căn bệnh trầm trọng thêm.
Nguồn: Tổng hợp