Khi nào gọi là cao huyết áp? Cách phát hiện và điều trị
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở những người lớn tuổi và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh diễn biến rất thầm lặng, ít có các biểu hiện lâm sàng do vậy hầu hết các bệnh nhân đều rất chủ quan, nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề cho người bệnh và cho cả xã hội. Việc hiểu biết một cách đầy đủ về bệnh sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, điều trị một cách đầy đủ và có hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các biện chứng của bệnh.
Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.
Ở cơ thể người, huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch, chính là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.
Thực tế, có không ít người không biết huyết áp cao là gì hay huyết áp cao là bao nhiêu, huyết áp cao có nguy hiểm, điều này khiến cho việc nhận biết dấu hiệu và điều trị gặp nhiều khó khăn. Tăng huyết áp là một bệnh lý khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng, đối tượng chủ yếu mắc bệnh huyết áp cao là người trung niên và cao tuổi.
Làm thế nào để biết mình có bị tăng huyết áp hay không?
Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bệnh sẽ được xác định huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tâm thu biểu hiện ở mức ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tăng huyết áp được phân loại cụ thể như sau:
- Tiền tăng huyết áp: số đo huyết áp 120/80 mmHg hoặc cao hơn nữa;
- Tăng huyết áp độ 1: số đo huyết áp 140/90 – 159/99 mmHg
- Tăng huyết áp độ 2: số đo huyết áp 160/100 mmHg hoặc cao hơn nữa;
- Cao huyết áp cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): số đo huyết áp 180/110mmHg hoặc cao hơn nữa.
Bệnh huyết áp cao được đánh giá là nguy hiểm, có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu như không được phát hiện và can thiệp kịp thời, dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao có thể là:
- Nhức đầu
- Chảy máu mũi bất thường
- Xuất huyết kết mạc
- Tê hoặc ngứa ran các chi
- Buồn nôn và nôn
- Choáng và chóng mặt
- Đau tim
Ngoài ra, huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Những người không biết huyết áp cao là gì hay huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm cần phải tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh để biết cách phòng ngừa.
Thực tế, để trả lời được câu hỏi huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật đóng vai trò rất quan trọng. Nguyên tắc điều trị bệnh cao huyết áp là cần theo dõi huyết áp thường xuyên, điều trị đúng và đủ, lâu dài theo phác đồ của bác sĩ để đạt được mục tiêu điều trị là đưa huyết áp trở về mức < 140/90 mmHg và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Đồng thời người bệnh cần thay đổi lối sống để ngăn ngừa tiến triển của bệnh và đề phòng biến chứng. Các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị huyết áp cao bao gồm:
- Chế độ ăn hợp lý, giảm ăn mặn
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol và acid béo no
- Tích cực kiểm soát cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tưởng
- Hạn chế uống rượu, bia
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào
- Tăng cường hoạt động thể dục thể thao ở mức thích hợp
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
- Tránh bị lạnh đột ngột
Bệnh huyết áp cao diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy nhận biết sớm những dấu hiệu của tăng huyết áp giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Khi có nghi ngờ mắc bệnh huyết áp cao, để đảm bảo an toàn và yên tâm nhất về tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên đi khám bác sĩ tại bệnh viện có uy tín. Gói Kiểm Tra Sức Khỏe Tim Mạch Cơ Bản và Gói Khám Sức Khỏe Đặc Biệt Dành Cho Người Cao Tuổi được triển khai tại Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic sẽ giúp xác định nguyên nhân, biến chứng và cấp độ tăng huyết áp, từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Gói khám được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm của Dr.Binh Tele_Clinic cùng với trang thiết bị công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp sẽ mang tới cho khách hàng trải nghiệm an tâm nhất khi thăm khám và điều trị tại đây.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách hãy gọi tới HOTLINE 19009204 để gửi câu hỏi, giải đáp các thắc mắc.