Khoa học đã chứng minh: "Chỉ ngửi mùi thức ăn cũng béo" là ĐÚNG
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Nhiều người hay “than thân trách phận” rằng, mình ăn rất ít, thậm chỉ chẳng dám ăn tinh bột và chất béo nhiều nhưng vẫn không giảm cân hiệu quả. Nhưng, ít ai biết rằng, có thể lí do bạn khó giảm cân không đến từ việc bạn ăn nhiều hay ít mà đến từ chuyện bạn đã ngửi thức ăn nhiều hay ít.
Những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH California (Mỹ) đã chứng minh rằng, chỉ cần bạn ngửi thức ăn thôi cũng đủ khiến bạn béo phì rồi. Các chuyên gia tin rằng mùi thức ăn có tác động đến cách cơ thể xử lý calo. Đây là kết quả được Giáo sư sinh học phân tử và tế bào - Andrew Dillin và đồng nghiệp đưa ra sau quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khứu giác giúp con người lựa chọn và đánh giá thực phẩm; cảm giác mùi sẽ tăng lên trước bữa ăn và có khuynh hướng giảm sau đó.
Các nhà nghiên cứu đã chia số lượng chuột béo phì làm 2 nhóm: một nhóm bị tác động bằng liệu pháp gen để loại bỏ khứu giác và một nhóm vẫn giữ nguyên khả năng ngửi. Sau khi thử nghiệm kết thúc, họ nhận thấy rằng, cùng ăn một lượng thức ăn như nhau nhưng những con chuột ở nhóm có khứu giác bình thường đã tăng gấp đôi trọng lượng so với nhóm chuột bị tác động bằng liệu pháp gen để loại bỏ khứu giác.
Trước đây, nhiều người cho rằng, chuột mất khứu giác không tăng cân do chúng ăn không nhiều, nhưng sự thật là chuột bị mất khứu giác và chuột thường vẫn ăn nhiều như nhau. Từ thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã khẳng định rằng, việc ngửi mùi thức ăn khiến cơ thể có xu hướng lưu trữ thay vì đốt cháy lượng calo nạp vào cơ thể.
Các nhà khoa học còn nhận đinh, việc tiêu hao năng lượng tăng lên và sự tăng cường khả năng đốt cháy chất béo là hệ quả của hoạt động thần kinh giao cảm được thúc đẩy. Hệ thống này giúp cơ thể kiểm soát phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy" với các trường hợp được cho là nguy hiểm hay phản ứng với nhiệt độ khắc nghiệt. Và lúc này, cơ thể giải phóng adrenaline và kích hoạt "chương trình đốt cháy chất béo nâu". Theo chuyên gia, việc mất khả năng ngửi đã làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, nên vô hình chung đốt cháy chất béo nâu nhanh hơn, biến chất béo trắng thành chất béo nâu. Về mặt tiêu cực, sự mất đi khả năng khứu giác đi kèm với sự gia tăng lượng hormone adrenaline - hormone thể hiện sự căng thẳng gắn liền với hệ thần kinh giao cảm. Ở người, sự gia tăng bền vững của hormone này có thể dẫn tới những cơn đau tim.
Kết quả của cuộc nghiên cứu này của các nhà khoa học đã được đăng trên tạp chí Cell Metabolism với mục đích có thể giúp những người mắc các chứng rối loạn về ăn uống. Ngoài ra, kết quả này cũng có thể giúp ích cho những người đang phải khổ sở tìm đủ cách giảm cân. "Nếu kết quả nghiên cứu được phê chuẩn cho con người, có thể chúng ta sẽ tạo ra được một loại thuốc không hủy hoại khứu giác nhưng có thể tác động tới hệ trao đổi chất. Với những nhóm người bị bệnh kể trên, họ có thể tạm thời xóa bỏ khứu giác trong vòng 6 tháng để phục hồi sức khỏe và sau đó để cho những nơ ron khứu giác phát triển lại" – chuyên gia Andrew Dillin cho biết thêm.
Ai cũng hiểu, hệ thống giác quan đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất. Tuy nhiên, việc tăng cân không được đo lường đơn thuần dựa trên lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày mà nó còn liên quan tới cách lượng calo đó đã được cơ thể xử lý như thế nào.
Nguồn: ScienceDaily