HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Người bị tiểu đường nên lưu ý gì khi trời lạnh?

Khi đông sang, thời tiết lạnh sẽ đem đến những bất lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh cần biết những vấn đề thường gặp phải để phòng tránh các tổn hại về sức khỏe.

Tê cóng

Nhiệt độ thấp cũng làm cho tưới máu xuống chân giảm, thêm nữa sự tê cóng làm mất cảm giác. Cả 2 yếu tố này làm cho bàn chân bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, dẫn đến vết loét nhiễm khuẩn khó khỏi và trong một số trường hợp phải cắt cụt bàn chân. Do vậy, có thể ngừng tập thể dục ngoài trời trong những ngày quá lạnh.

Khi đo đường huyết trong những ngày lạnh giá cũng cần một số lưu ý. Đa số máy đo đường huyết hoạt động không tốt khi nhiệt độ quá thấp. Vì  thế, trước khi đo hãy làm ấm máy đo bằng chính nhiệt độ của cơ thể (ủ trong lòng bàn tay). Bàn tay cũng cần được làm ấm và tăng tưới máu bằng cách vận động và quay cánh tay rộng nhất có thể nhiều lần.

Hạ đường huyết

Có thể khó phân biệt với triệu chứng hạ đường huyết vẫn thường quan sát thấy mọi khi như vã mồ hôi, mệt nhọc, run, rối loạn ý thức... Nếu như máy đo đường huyết không hoạt động được và bạn phân vân liệu có bị hạ đường huyết với các trạng thái khác, tốt nhất hãy xử lý như là đang bị hạ đường huyết vì nếu sau đó đường máu có tăng cao vẫn dễ điều trị hơn là để hạ đường huyết tiến triển đến mức nặng.

Tăng đường máu

Thời tiết quá lạnh làm tăng đường huyết. Đó là vì quá lạnh có nghĩa là một trạng thái stress và phản ứng của cơ thể đáp ứng lại stress làm tăng đường huyết. Người bệnh không nên ở bên ngoài trời lạnh quá lâu, nhất là khi có mắc kèm thêm bệnh tim mạch hoặc thần kinh để tránh tổn thương thêm.

Đột quỵ

Thời tiết lạnh giá làm cho máu cô đặc và có khuynh hướng đông vón. Điều đó giải thích tại sao có nhiều người bị đột quỵ trong thời gian thời tiết lạnh giá. Và những người mắc đái tháo đường thì nguy cơ này lại càng cao.

Lưu ý chế độ sinh hoạt

  • Khi thay đổi vùng khí hậu như từ trong chăn ấm ra ngoài lạnh hoặc từ trong nhà ra ngoài nhà phải mặc đủ ấm và thay đổi từ từ để tránh “sốc nhiệt”. Không nên tập thể dục ở ngoài trời sáng sớm và tối muộn.
  • Khi bắt buộc phải ở ngoài trời lạnh cần sử dụng miếng dán nhiệt, có thể giúp chống lạnh tốt.
  • Đo đường máu thường xuyên để căn chỉnh lại chế độ ăn và thuốc.
  • Ăn thức ăn nóng, uống nước ấm và chọn thức ăn sinh nhiệt nhiều như dầu mỡ, chất đạm.
  • Dùng kem dưỡng ẩm tránh khô da.

Nguồn: Tổng hợp

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo