Người có một quả thận bẩm sinh có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu, đồng thời nó cũng đảm nhiệm vai trò lọc máu và loại bỏ các chất thải tồn dư trong cơ thể thông qua đường bài tiết. Một người có chức năng thận bình thường khi có hai quả thận cùng tồn tại và hoạt động khỏe mạnh. Vậy người có một quả thận bẩm sinh có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Người có một quả thận bẩm sinh là như thế nào?
Đa số các trường hợp, con người được sinh ra với hai quả thận, nằm đối xứng ở hai bên cột sống và ở vùng dưới cùng của khung xương sườn. Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt mà người sinh ra chỉ có một quả thận bẩm sinh, tức là ngay từ khi sinh ra đã chỉ có duy nhất một quả thận. Hoặc có trường hợp sinh ra với hai quả thận nhưng chỉ một quả hoạt động bình thường, hiện tượng này được gọi là thiểu sản thận. Bệnh thường được phát hiện qua siêu âm, chụp X-quang hoặc trong quá trình phẫu thuật một số cơ quan gần thận.
Bên cạnh những người có một quả thận bẩm sinh, còn có những người chỉ có một quả thận do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Phải cắt bỏ một bên thận: Trường hợp này xảy ra khi người sinh ra có hai quả thận, nhưng do gặp phải chấn thương hoặc mắc các bệnh lý như ung thư, nhiễm trùng mủ thận,… nên phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ thận.
- Hiến thận: Một vài người hiến một quả thận cho người khác cần thực hiện phẫu thuật ghép thận để duy trì sự sống.
Người có một quả thận bẩm sinh có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Một cơ thể bị mất bộ phận không thể so sánh với một cơ thể hoàn chỉnh. Do đó, việc bị mất hay bị tổn thương thận không phải là điều đơn giản, điều này có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, dù là người có một quả thận bẩm sinh hay người chỉ có một quả thận sau khi cắt bỏ, họ vẫn khỏe mạnh, có thể sống, sinh hoạt và lao động như những người bình thường.
Theo một số kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y tế, khả năng thích ứng của thận rất tốt. Khi một người có một quả thận bẩm sinh hoặc đã hiến cho người khác, quả thận còn lại sẽ tăng cường hoạt động và nâng cao công suất lên khoảng 70% chỉ sau 2-3 tuần. Sau một thời gian, khi đã thích nghi tốt, công suất của thận có thể tăng lên đến 75-85%. Do đó, một quả thận vẫn có thể duy trì hoạt động như của cả hai quả thận khi cơ thể được chăm sóc tốt.
Tuy nhiên, khi chỉ có một quả thận và phải hoạt động hết công suất, nó sẽ có xu hướng tăng kích thước để đảm bảo duy trì khả năng đào thải nước tiểu và lọc máu, đồng thời loại bỏ hết các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Thận bị tăng kích thước, còn được gọi là phì đại, là tình trạng thường thấy ở những người chỉ có một quả thận. Tuy nhiên, vấn đề này không có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh trong tương lai.
Những người chỉ có một quả thận dù là bẩm sinh hay phải cắt bỏ hoặc hiến tặng trong quá trình sống vẫn có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, họ không nên chủ quan vì điều này vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định. Do đó, người bệnh cần:
- Giữ gìn sức khỏe và vóc dáng cân đối: Thừa cân có thể gây áp lực lên thận. Rèn luyện sức khỏe và duy trì vóc dáng cân đối rất quan trọng đối với người có một quả thận.
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Tập thể dục hàng ngày, ăn ngủ đúng giờ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, giúp máu luôn lưu thông tốt và thúc đẩy sự trao đổi chất diễn ra ổn định trong cơ thể.
- Chế độ ăn uống khoa học: Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá. Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, rau củ quả và uống đủ nước hàng ngày.
- Khám sức khỏe định kỳ: Đánh giá tình trạng hoạt động của thận và cơ thể, làm các xét nghiệm chức năng thận để kịp thời phát hiện và xử lý những bất thường có thể xảy ra.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Huyết áp có thể tăng cao khi cơ thể chỉ có một quả thận, gây tổn thương vi thận và cầu thận, làm suy giảm chức năng thận.
Người có một quả thận bẩm sinh hay phải cắt bỏ một quả thận khi còn nhỏ tuổi có thể gặp phải việc bị mất một số chức năng hoặc bị tăng huyết áp, rò rỉ protein từ thận vào nước tiểu. Protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng đối với bộ lọc của thận, và sự rò rỉ liên tục một lượng lớn protein có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thận.
Tuy nhiên, điều này có thể được kiểm soát bằng cách cho trẻ khám sàng lọc protein trong nước tiểu và thường xuyên theo dõi huyết áp. Việc mất một số chức năng thận ở người có một quả thận bẩm sinh thường rất nhẹ, nên bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và sống thọ.
Người có một quả thận bẩm sinh vẫn có thể sống và hoạt động bình thường như người có hai quả thận. Tuy nhiên, cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là các xét nghiệm sinh hóa thận để đảm bảo an toàn, phát hiện và xử lý kịp thời nếu có biến chứng. Người có một quả thận bẩm sinh dễ gặp tình trạng cao huyết áp, do đó cần duy trì kiểm tra huyết áp thường xuyên để dễ dàng kiểm soát bệnh.