Người GẦY có bị CAO HUYẾT ÁP?
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Cao huyết áp là khi áp suất của máu đẩy vào thành mạch lên quá cao và có thể gây ra nguy hiểm đến mạch máu hay những cơ quan khác trong cơ thể.
BMI (Body Mass Index) là chỉ số thường được các bác sĩ sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy không.
Chỉ căn cứ vào chỉ số khối cơ thể (BMI) mà đánh giá tình trạng sức khỏe là không chính xác. Chỉ số BMI không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Muốn biết huyết áp tăng hay bình thường chỉ có cách là đo bằng máy, không thể dựa vào ngoại hình gầy hay béo, xanh xao hay hồng hào.
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp, người gầy vẫn có thể bị cao huyết áp nếu mắc những bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ (máu nhiễm mỡ). Rối loạn chuyển hóa mỡ, tức là ở những người này có lượng mỡ trong máu tăng cao trên 5,2 mmol/lít, đặc biệt là các loại mỡ có hại cho cơ thể như cholesterol trọng lượng phân tử thấp. Trường hợp này, mỡ đọng lại trong thành mạch, gây hẹp và làm huyết áp gia tăng.
+ Những người ở độ tuổi sau 25 nên đi kiểm tra rối loạn mỡ máu 1 năm/lần để phát hiện sớm và có hướng điều chỉnh kịp thời. Trước khi đi xét nghiệm cần nhịn đói tối thiểu 6 giờ đồng hồ.
+ Những nhóm người có nguy cơ cao như béo phì, ít vận động, đái tháo đường, hút thuốc lá,… những người ở độ tuổi trên 40 nên khám sức khoẻ thường xuyên có thể 6 tháng/1 lần.
Khi người gầy bị cao huyết áp thường đối mặt với các biến chứng bệnh tim mạch, đột quỵ ở mức độ nguy hiểm hơn nhiều lần so với những người béo phì.
Khi bị cao huyết áp, cần phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đo huyết áp và uống thuốc hàng ngày, tái khám định kỳ để kiểm soát huyết áp hiệu quả. Tuyệt đối không bỏ thuốc như nhiều người bệnh đang mắc phải, uống thuốc thấy huyết áp ổn định một thời gian lại bỏ thuốc vì nghĩ mình khỏi bệnh.
Ngoài ra, cần lựa chọn và duy trì một chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Đó là tập thể dục, tăng cường chất xơ; hạn chế ăn mặn, thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no, phủ tạng động vật, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều đường, tinh bột; hạn chế rượu bia, uống nhiều nước…
Nguồn: Tổng hợp.