Tăng huyết áp: "Kẻ giết người" thầm lặng, nguy hiểm nhất Việt Nam - Phần 2: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Các hiệp hội huyết áp trên thế giới cho rằng bệnh tăng huyết áp không có nguyên nhân trực tiếp. Trong số những người bị tăng huyết áp, khoảng 90 - 95% không có nguyên nhân gọi là tăng huyết áp vô căn hoặc tăng huyết áp tiên phát.
Còn lại số người bị tăng huyết áp là do một bệnh hoặc một yếu tố nào đó gây ra, gọi là tăng huyết áp thứ phát, hay tăng huyết áp có căn nguyên.
Tuy không rõ nguyên nhân nhưng một số yếu tố sau làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp chung (gọi là các yếu tố nguy cơ):
1. Yếu tố nguy cơ bạn có thể điều chỉnh được
• Thừa cân và béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Một chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 đến 30 được coi là thừa cân. Một chỉ số khối cơ thể trên 30 được xem là béo phì.
Trọng lượng quá mức làm tăng sự căng thẳng về tim, tăng cholesterol máu và chất béo trung tính và giảm HDL (cholesterol tốt). Nó cũng có thể làm cho bệnh tiểu đường dễ phát triển.
• Ăn nhiều muối: Tăng huyết áp có thể xảy ra do ăn quá nhiều muối. Muối giữ cho chất lỏng dư thừa trong cơ thể mà có thể trở thành gánh nặng cho tim nên quá nhiều muối có thể gây nguy hiểm.
• Hút thuốc và khói thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch . Việc sử dụng thuốc lá có thể tàn phá đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là nếu bạn đã có nguy cơ bị huyết áp cao.
Khói thuốc (tiếp xúc với khói thuốc của người khác) làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho người không hút thuốc.
• Uống quá nhiều rượu: Uống nhiều và thường xuyên uống rượu có thể làm tăng huyết áp đột ngột. Nó cũng có thể gây suy tim, dẫn đến đột quỵ và rối loạn nhịp tim.
Uống quá nhiều rượu có thể làm cho triglycerides cao, ung thư và các bệnh khác, béo phì, nghiện rượu, tự tử và tai nạn.
• Ít vận động: Hoạt động thể chất tốt cho tim và hệ tuần hoàn. Một lối sống thụ động làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim mạch, bệnh mạch máu và đột quỵ. Không hoạt động cũng làm dễ dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.
• Stress: Stress có thể tạm thời làm tăng huyết áp của bạn, tuy nhiên mức độ stress rất khó đánh giá và y đổi theo từng người. Ví dụ, người bị stress có thể ăn quá nhiều hoặc ăn một chế độ ăn uống kém lành mạnh, ít hoạt động thể chất, uống rượu, hút thuốc lá.
• Chứng ngừng thở khi ngủ: Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hiện có 12 triệu người Mỹ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ có khả năng đe dọa tính mạng. Bộ não buộc người ngủ đủ tỉnh táo để ho hoặc nuốt không khí và mở khí quản.
Tạm dừng trong hơi thở có thể do sự mệt mỏi nghiêm trọng trong ngày, tăng rủi ro an toàn của bạn, và làm cho nó khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi sự tỉnh táo. Ngừng thở khi ngủ cũng là một yếu tố nguy cơ cho các vấn đề y tế như cao huyết áp, suy tim, tiểu đường và đột quỵ.
2. Yếu tố nguy cơ bạn không điều chỉnh được
• Chủng tộc: Ví dụ: người Mỹ gốc phi có nguy cơ tăng huyết áp hơn người capcasians, và có xu hướng tăng huyết áp sớm hơn và nặng hơn.
• Di truyền: Tăng huyết áp có xu hướng di truyền. Nếu bố mẹ hoặc những người thân của bạn bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.
• Tuổi: Nhìn chung, tuổi càng cao bạn càng dễ mắc tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. Đàn ông thường bắt đầu bị tăng huyết áp từ 35-50. Phụ nữ có thể bị tăng huyết áp sau mãn kinh.
Riêng đối với tăng huyết áp căn nguyên (có nguyên nhân), khi bạn bị tăng huyết áp xuất hiện sớm (khi còn trẻ) hoặc bệnh rất khó khống chế thì cần tìm hiểu kỹ xem có nguyên nhân nào không. Những nguyên nhân gây tăng huyết áp căn nguyên thường gặp là:
• Các bệnh lý về thận: Viêm cầu thận cấp; viêm cầu thận mãn tính; sỏi thận, niệu quản; hẹp động mạch thận…
• Các bệnh về nội tiết: Cường tuyến giáp; cường tuyến yên; bệnh u tế bào ưa crom (u tủy thương thận); u vỏ thượng thận…
• Các bệnh lý mạch máu và tim: Hở van động mạch chủ; hẹp eo động mạch chủ; bệnh Takayasu…
• Tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén: Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu...
• Tăng huyết áp do dùng một số loại thuốc: Thuốc chữa ngạt mũi, chưa hen; thuốc tránh thai; thuốc đông y như cam thảo…
• Tăng huyết áp có yếu tố tâm thần: Lo lắng, sợ sệt quá mức,…