HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Nhìn "phân" có thể đoán được bệnh?

Màu sắc của phân có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn. Nó có thể chỉ ra loại bệnh bạn đang mắc hoặc thực phẩm hay loại thuốc nào đó bạn đã ăn.

Phân của người bình thường có màu vàng thẫm là bởi vì trong phân của người bình thường có lẫn một loại bilirubin. Quan hệ giữa sự thay đổi màu sắc của phần với bệnh tật rất chặt chẽ.

+ Màu trắng như nước vo gạo (Tức phân có dạng dịch thể dục ngầu màu trắng như nước vo gạo không có chất phân) số lượng nhiều, thường thấy ở người bị dịch tả.

chan-doan-benh-tri-drbinh

+ Màu lục nhạt: Phân như nước rửa thịt, loại phân này thường gặp nhất vào mùa hè do ăn một số thức ăn chế biến bằng phương pháp muối (dưa, cà...) bị vi khuẩn làm ô nhiễm. Hay gặp có bệnh ỉa chảy do nhiễm khuẩn gây ra.

+ Màu vàng thẳm: Thường thấy ở người bị hoàng đản dạng dung huyết, tức là bệnh hoàng đản do nhiều hồng cầu bị phá hoại gây ra. Thường kèm theo thiếu máu dạng dung huyết, bệnh sốt rét ác tính, truyền máu nhầm nhóm máu, ngộ độc một số dược phẩm hóa học hoặc độc tố, các loại phản ứng miễn dịch (bao gồm tự miễn dịch) ... gây ra.

+ Màu đen: do đen như màu nhựa đường nên còn gọi là phân nhựa đường, là một loại phân thường gặp do đường tiêu hóa trên xuất huyết. Nó bao gồm các bệnh loét hành tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày, tĩnh mạch ở đáy dạ dày thực quản cong nở nứt ra chảy máu khi bị xơ gan...

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả

Các xét nghiệm các bệnh về Gan gồm những gì?

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều các loại thịt, máu động vật, gan, rau chân vịt, uống thuốc sắt, than hoạt tính, phân cũng có màu đen, nên chú ý phân biệt. Ngừng ăn hoặc uống các loại thuốc, thức ăn kể trên thì 2-3 ngày sau màu phân sẽ trở lại màu vàng.

chan-doan-benh-tri-drbinh

+ Màu đỏ tươi: Thường thấy ở người bị chảy máu đường tiêu hóa dưới. Tầng ngoài có vấy máu tươi, số lượng ít và kèm theo triệu chứng đau dữ dội, sau khi đại tiện cảm giác đau biến mất. Triệu chứng này có thể là do rách lỗ hậu môn.

Nếu máu màu đỏ tươi, có dạng cục máu thấm vào lớp ngoài của phân, không lẫn lộn với phân, dội nước vào có thể làm trôi máu hoặc cục máu là có nguy cơ bị trĩ nội chảy máu. Một đặc điểm khác của bệnh trĩ chảy máu là, thường nhỏ giọt hoặc bắn ra một ít máu tươi sau khi đại tiện, một lát sau tự động dừng.

Nếu máu màu đỏ tươi lẫn lộn với phân, có thể do u thịt ở ruột hoặc có thể do ung thư trực tràng, ung thư kết tràng gây ra. Đặc điểm của phân máu ở người bị ung thư kết tràng là máu tươi, lượng ít, kèm theo nhiều niêm dịch hoặc dịch mủ.

+ Màu đỏ sậm: Do huyết niệu và phân hỗn hợp đều có màu đỏ sậm, còn gọi là màu mứt hoa quả loãng. Thường thấy ở người bị lị amíp, u thịt ở kết tràng, khối u kết tràng, bệnh máu trắng, hay bệnh dịch nhiệt xuất huyết... Một tình trạng khác là người bình thường hấp thụ quá nhiều cà phê, socola, anh đào, quả dâu... cũng có thể xuất hiện phân màu đỏ sậm. Phải phân biệt với các bệnh nói trên.

chan-doan-benh-tri-drbinh

+ Màu trắng hoặc màu trắng xám: cho thấy sự bài tiết nước mật bị trở ngại, báo hiệu rằng đường mật bị tắc nghẽn, có khả năng là bệnh sỏi mật, khối u đường mật hoặc ung thư đầu tụy. Hãy tới gặp bác sĩ nếu nghi ngờ khi có các đấu hiệu này và thực hiện tầm soát ung thư toàn diện càng sớm càng tốt. Ngoài ra, phân màu trắng xám còn có thể thấy ở người sau khi uống sunfatbari để chụp X quang, đây không phải do bệnh mà thuộc dạng sinh lý,

+ Màu trắng dạng mỡ: Số lượng nhiều và có mùi thối hoắc, thường thấy ở người bị ỉa chảy bắt nguồn từ tuyến tụy hoặc bị chứng tổng hợp hấp thụ không tốt.

+ Màu trắng dạng niêm dịch: Cho thấy có thể mắc bệnh viêm ruột mãn tính, u thịt hoặc khối u ruột.

+ Màu xanh lục: Có dạng nước hoặc hồ sền sệt, mùi chua thối, nhiều bọt, thường thấy ở người bị bệnh tiêu hóa không tốt, chức năng đường ruột mất cân bằng. Nếu trong phân màu lục có lẫn dịch mủ thì là biểu hiện của bệnh viêm ruột cấp tính hoặc bệnh khuẩn lị. Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn chứa chất diệp lục hoặc độ axit trong ruột quá cao cũng làm cho phân chuyển sang màu lục.

nhin-phan-doan-benh-tri

Có thể thấy mối quan hệ giữa sự thay đổi màu của phân với bệnh tật rất rõ ràng, trong đó, phân màu đỏ và màu đen đa số là biểu hiện của phân máu. Đa số người dân thường nghĩ đến bệnh trĩ khi đại tiện ra máu, mà bỏ qua khả năng mắc bệnh ung thư đại tràng.

Cùng với sự nâng cao mức sống của con người, kết cấu ăn uống cũng có biến đổi, dần dần có xu hướng nhiều mỡ, ít chất xơ, từ đó làm cho tỉ lệ phát bệnh ung thư đại tràng tăng cao rõ rệt và có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, đại tiện ra máu trước hết phải cảnh giác đến khả năng ung thư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người trung niên, cao tuổi.

Cách tốt nhất là thường xuyên theo dõi và thực hiện các gói khám sức khỏe định kỳ hàng năm để đảm bảo sức khỏe của bản thân. Nên chú trọng tới việc tầm soát ung thư sớm đại tràng - trực tràng - dạ dày để phòng ngừa, phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn của những bệnh lý nguy hiểm từ đó có khả năng chữa trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Nguồn: Tổng hợp.

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo