Những phát minh y học nào sẽ làm thay đổi thế giới năm 2017 ? (Phần 1)
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Tại Hội nghị Sáng kiến y học 2016, tổ chức Cleveland Clinic (CC) Mỹ đã công bố Top 10 thành tựu y tế triển vọng nhất 2017, là những sáng kiến có thể làm thay đổi thế giới trong tương lai gần, trong đó 7 phát minh dưới đây được xem là nổi trội.
Ứng dụng microbiome trong y học
Sau ADN, microbiome là phát hiện mới về “bộ gene thứ hai” của con người. Nói đến lợi ích của hệ tiêu hoá, chính xác hơn là ruột, y học coi đây là “mỏ vàng” đích thực. Nó có chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn hay microbiome, tuy nhiên, sự hiểu biết và ứng dụng microbiome vẫn còn hạn chế.
Ruột có chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn hay microbiome. Ảnh: Internet
Trong 10 năm qua, y học đã khai thác ngày càng hiệu quả “mỏ vàng” có sẵn này. Các hóa chất do microbiome bài tiết để can thiệp và tiêu hóa thức ăn đã được nghiên cứu dùng cho mục đích chữa bệnh, thậm chí còn được dùng cho nghiên cứu, khám phá ra cơ chế gây bệnh và phát triển của bệnh tật.
Các công ty công nghệ sinh học hiện đang chuyển từ thị trường di truyền sang thị trường microbiome, tìm ra các giải pháp mới để chẩn đoán, chữa trị bệnh, cho ra đời sản phẩm “probiotic”, ngăn chặn sự mất cân bằng của vi khuẩn độc hại ngay trong cơ thể người.
Thuốc đái tháo đường mới giảm biến chứng tim mạch và tử vong
Trong năm 2016, một vài loại thuốc mới xuất hiện, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong như thuốc empaglifozin đã làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tim bằng cách tăng cường sức khỏe thận, hay thuốc liraglutide lại có hiệu ứng toàn diện hơn với nhiều cơ quan trong cơ thể.
Với những kết quả đạt được, khoa học dự đoán, năm 2017 sẽ đánh dấu một sự thay đổi mang tính điểm nhấn trong các dòng sản phẩm kê toa cho bệnh nhân đái tháo đường cũng như xuất hiện làn sóng mới trong nghiên cứu, tìm ra thế hệ dược phẩm đái tháo đường týp 2 hứa hẹn hơn, giảm đáng kể các biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Liệu pháp CAR-T điều trị bệnh bạch cầu và u lympho
Năm 2016 có gần 16.000 trẻ em, thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hơn 1/4 số này bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, một tin tốt lành đến với nhóm bệnh nói trên là tới đây, liệu pháp miễn dịch tế bào lần đầu tiên sẽ được tung ra thị trường, ngay cả giai đoạn bệnh tiến triển cũng có thể được chữa khỏi.
Liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên (CAR-T) đại diện cho một liệu pháp miễn dịch nơi mà hệ thống miễn dịch tế bào T của bệnh nhân sẽ được loại bỏ và được tái lập trình về mặt di truyền để tìm và diệt các tế bào khối u. Liệu pháp này còn có khả năng tìm kiếm kháng nguyên, tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư ngoại lai đi kèm để giảm thiểu tái phát.
Liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên (CAR-T). Ảnh: Internet
Hy vọng, miễn dịch tế bào một ngày nào đó có thể thay thế hóa trị liệu, loại bỏ tác dụng phụ, tạo điều kiện phục hồi và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
(Còn tiếp)