Những phát minh y học nào sẽ làm thay đổi thế giới năm 2017 ? (Phần 2)
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Tại Hội nghị Sáng kiến y học 2016, tổ chức Cleveland Clinic (CC) Mỹ đã công bố Top 10 thành tựu y tế triển vọng nhất 2017, là những sáng kiến có thể làm thay đổi thế giới trong tương lai gần, trong đó 7 phát minh dưới đây được xem là nổi trội.
Sinh thiết dịch để tìm ra ADN khối u
Từ lâu, y học đã mơ tới việc tránh được lỗi sai lầm khi sinh thiết, giấc mơ này sắp trở thành hiện thực bằng việc ra đời xét nghiệm máu có tên “sinh thiết dịch lỏng” để tìm ra chỉ dấu của ADN thực, hoặc ADN tuần hoàn không tế bào (ctDNA) được khối u bài tiết vào máu.
Lợi thế của kỹ thuật này là ctDNA có trong máu phong phú gấp hơn 100 lần so với trong các tế bào khối u.
Ra đời ketamin trị bệnh trầm cảm kháng thuốc
Một loại thuốc được sử dụng để gây mê có tên ketamin ra đời từ thập niên 60 ở thế kỷ trước được y học phát hiện thấy có khả năng nhắm đúng mục tiêu và ức chế hoạt động của thụ thể tế bào thần kinh N-methyl-D-aspartate (NMDA).
Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, hiệu quả vượt qua điều mong đợi, 70% bệnh nhân kháng thuốc trầm cảm (TRD) cải thiện triệu chứng trong vòng 24 giờ sau khi được tiêm một liều thấp ketamin.
Tự xét nghiệm chẩn đoán HPV
Tại những vùng sâu vùng xa ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung ngày càng tăng, thủ phạm chính là virut HPV. Mặc dù có nhiều bước tiến trong công tác phòng và điều trị HPV, nhưng thực tế số người được xét nghiệm HPV và dùng vắc-xin vẫn còn thấp.
Để khắc phục, các nhà khoa học đã phát triển thành công bộ dụng cụ tự chẩn đoán HPV gồm 1 ống nghiệm, 1 que thử và các dụng cụ cần thiết khác. Bộ kit này có thể giúp phụ nữ tự xét nghiệm cho bản thân và gửi mẫu cho phòng thí nghiệm và có kết quả ngay.
Bộ công bộ dụng cụ tự chẩn đoán HPV
Stent hấp thụ sinh học
Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 người sử dụng stent kim loại để điều trị chứng nghẽn động mạch vành. Phần lớn các loại ống stent này không phải là vĩnh viễn, chưa kể nhược điểm ức chế lượng máu tự nhiên lưu thông và gây ra các biến chứng ngoài mong muốn, nhất là hiện tượng cục đông máu.
Để khắc phục, tháng 7/2016, FDA đã phê duyệt cho phép sử dụng ống stent hấp thụ sinh học hay stent tự tiêu (Bioabsorbable stent).
Ống stent hấp thụ sinh học hay stent tự tiêu (Bioabsorbable stent)
Ông stent mới này được chế từ vật liệu polymer có thể tự tiêu sau hai năm làm nhiệm vụ thông tắc động mạch, sau đó được cơ thể hấp thụ giống như chỉ phẫu thuật tự tan. Bệnh nhân không phải dùng chống thuốc đông máu và các giải pháp điều trị khác.