HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Phân biệt sốt xuất huyết và sốt do Covid-19 ở trẻ nhỏ

Sốt xuất huyết và sốt do Covid 19 khi khởi phát thường có những triệu chứng tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Do đó, ba mẹ cần theo dõi sát sao và phát hiện kịp thời để tránh xảy ra những tình huống nguy kịch.

Sốt xuất huyết là bệnh lưu hàng năm và giai đoạn cao điểm của bệnh là từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm nên thực tế cho thấy hiện nay đã có rất nhiều trẻ em mắc sốt xuất huyết, tại TPHCM ghi nhận gần 4.500 ca mắc trong đó có rất nhiều ca bệnh nặng, thậm chí tử vong. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm dịch Covid-19 còn đang lây lan phức tạp, nên mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh cần phải cảnh giác.

1. Phân biệt sốt xuất huyết và sốt do Covid-19

Sốt xuất huyết và Covid-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn (sốt, đau đầu, mỏi người, ớn lạnh), tuy nhiên khác nhau ở các triệu chứng đi kèm và diễn biến của sốt.

Đối với sốt xuất huyết:

  • Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 – 40 độ C trong 2 – 7 ngày liền.

  • Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng.

  • Ban xung huyết và/ hoặc xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ tiêm, chảy máu cam, nôn ra máu.

Đối với sốt do Covid-19: 

  • Sốt (≥ 37,5 độ C), ở trẻ em khởi phát thường sốt cao (≥ 38,5 độ C) trong 2 ngày đầu sau đó tự hết sốt.

  • Đau đầu, đau họng, đau cơ hoặc đau cả người.

  • Cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi.

  • Ho, hụt hơi hoặc khó thở.

  • Mất vị giác hoặc khứu giác.

  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.

  • Các triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng

Có những trường hợp gia đình sợ đưa trẻ đến bệnh viện để hạn chế sự lây lan của Covid nên tự điều trị sốt xuất huyết. Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc sốt xuất huyết trở nặng là do không phát hiện sớm bệnh, nên khi trẻ được đưa đến bệnh viện đã ở giai đoạn muộn. Khi đó việc hồi sức ở những trẻ này rất phức tạp, tỉ lệ tử vong cao và có thể để lại di chứng cho trẻ sau này nếu vượt qua được.

Các dấu hiệu báo hiệu bệnh vào giai đoạn nguy hiểm

Thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, trẻ xu hướng giảm sốt nhưng xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Đột nhiên đau bụng, đau bụng vùng gan và cảm giác đau tăng dần.

  • Bồn chồn trong người, vật vã, li bì.

  • Số lần và số lượng đi tiểu giảm hơn.

  • Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, mũi…, chảy máu niêm mạc, nội tạng.

  • Đi ngoài ra máu, nôn ra máu.

  • Giảm tiểu cầu nặng.

  • Da xung huyết, dễ bị bầm tím khi va đập.

  • Sốc giảm thể tích, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.

Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, suy hô hấp, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

2. Những sai lầm phụ huynh hay mắc phải khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Nhiều phụ huynh do lo lắng thái quá cho sức khỏe của trẻ nên có những sai lầm trong chăm sóc trẻ có thể kể đến như:

  • Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, đặc biệt nhóm Ibuprofen, aspirin làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.

  • Cho con uống thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

  • Tự ý truyền dịch khi trẻ mệt mỏi tại các phòng khám tư hoặc tại nhà.

  • Cho uống oresol không đúng cách

  • Cho trẻ ăn thực phẩm, đồ uống có màu đỏ, nâu hay đen.

  • Cạo gió

  • Không vệ sinh cá nhân, không cho trẻ tắm rửa.

  • Cho rằng đã bị sốt xuất huyết thì không mắc lại nữa nên tâm lý chủ quan không phòng tránh.

Chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết đúng cách bằng việc:

  • Theo dõi nhiệt độ trẻ hàng ngày và chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời.

  • Gia đình phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được nghe theo kinh nghiệm mách bảo để chữa mẹo hoặc dùng thêm các loại thuốc khác.

  • Cần cho trẻ uống nhiều nước để bù đắp lượng nước bị mất do sốt, nếu trẻ uống được oresol là tốt nhất. Nếu không có oresol, nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi, nước dừa thay thế.

  • Cho trẻ uống từ từ vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng.

  • Cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không nên để trẻ chơi đùa nhiều và tránh mặc nhiều áo quần hay ủ kín trẻ.

  • Trường hợp tình trạng diễn tiến nặng hoặc bất thường liên hệ ngay tổng đài 19009204 hoặc đặt lịch hẹn khám trên ứng dụng Medihome Dr. Binh để được các bác sĩ online hỗ trợ tư vấn từ xa

Những lưu ý việc điều trị, chăm sóc cho trẻ mắc sốt xuất huyết theo chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ:

  • Chống muỗi đốt bằng cách xịt chống muỗi, mắc màn khi ngủ.

  • Diệt muỗi, diệt loăng quăng.

  • Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo vì môi trường ẩm thấp là những điều kiện thuận lợi cho muỗi cư trú và phát triển.

  • Phát quang bụi rậm quanh nhà, đậy kín thùng trữ nước, dọn dẹp những nơi trũng nước sau trời mưa vì đó là nơi muỗi tới sinh nở.

  • Không cho trẻ chơi gần những nơi ẩm thấp, tối kín, nơi muỗi tập trung.

CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com  – Website: www.drbinh.com
Facebook: www.facebook.com/biquyetchamsocsuckhoe

CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: https://thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/365medihome/

TAGS :

bác sĩ online corona covid-19 khám sức khỏe nCoV sốt covid sốt xuất huyết

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo