[Quốc hội TV] KẾT HỢP VACCINE NGỪA COVID-19: CHIẾN LƯỢC TĂNG TỐC VÀ CHỐNG CÁC BIẾN THỂ MỚI
- Vị thế quan trọng của Y tế tư nhân trong ngành Y Việt Nam
- [Quốc Hội TV] KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA – XU THẾ TẤT YẾU
- Telehealth và sự cần thiết của việc bảo mật thông tin cá nhân
Dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Các biến chủng mới liên tục xuất hiện và lây lan với tốc độ chóng mặt. Nhằm tăng tốc tiêm chủng, tăng cường khả năng chống lại các biến chủng mới, nhiều quốc gia đã khuyến khích kết hợp 2 loại vắc xin ngừa COVID-19. Các nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng tăng cường miễn dịch cho con người khi kết hợp các loại vắc xin.
Thông tin về việc nhiều quốc gia bắt đầu cân nhắc phương án tiêm kết hợp các loại vắc xin ngừa COVID-19 khác nhau, ngay lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người dân trên thế giới, với hy vọng có thể tăng tốc đẩy lùi đại dịch. Việt Nam hiện cũng đang trong quá trình triển khai tiêm vắc xin diện rộng. Do vậy nguồn cung cũng như hiệu quả của vắc xin là mối quan tâm hàng đầu hiện nay, Đài truyền hình Quốc hội - Chuyên mục Việt Nam và Thế giới đã có cuộc phỏng vấn trao đổi với Tiến sĩ - Bác sĩ cao cấp - Thầy thuốc nhân dân VŨ QUỐC BÌNH về vấn đề này. Trong cuộc trao đổi, Dr.Binh đã đánh giá việc tiêm kết hợp các vắc xin của các hãng sản xuất khác nhau trong 2 lần tiêm khác nhau là "cái khó ló cái khôn”
Nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Truyền nhiễm Bệnh viện TW Quân đội 108; Tiến sĩ Vũ Quốc Bình nhận định rằng đây là một sự việc hãn hữu chưa từng thấy trong lịch sử tiêm chủng. Trên thực tiễn, việc tiêm kết hợp này hiện đang mang đến những dấu hiệu khả quan và đang có những hiệu quả nhất định. “Trong thời gian tới ngành y tế và chính phủ Việt Nam chắc chắn sẽ cho phép nhà khoa học đề xuất những giải pháp về đánh giá việc tiêm kết hợp vắc xin ngừa COVID-19. Hy vọng đây sẽ là một giải pháp tốt trong thời gian tới trong công tác phòng chống COVID-19.”
Tiến sĩ Bình khuyến cáo, mỗi người dân hãy tiếp cận việc chủng ngừa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, người dẫn cần phải thận trọng và có sự chuẩn bị trước khi đi tiêm, tự đánh giá nguy cơ bản thân, kiểm soát chặt chẽ tình trạng sức khỏe, các bệnh nền, bệnh mãn tính đang gặp phải để khai báo đầy đủ cho cơ sở y tế nắm được và dự phòng. Sau khi tiêm, người dân không được chủ quan, nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể phải báo ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời.