HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Rối loạn nhịp tim không nên ăn gì? 9+ thực phẩm ảnh hưởng xấu

Rối loạn nhịp tim không nên ăn gì? Chế đồ ăn đống vai trò vô cùng quan trọng đối với người mắc bệnh tim mạch, thậm chí với các trường hợp bị rối loạn nhịp tim mức độ vừa và nhẹ, việc kết hợp chế độ ăn cho người rối loạn nhịp tim khoa học có thể cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Tuy nhiên cũng có những thực phẩm đặc biệt cần cho vào "danh sách đen" bởi những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với người mắc bệnh rối loạn nhịp tim.​​​​​​

1. Rối loạn nhịp tim không nên ăn gì? Cảnh báo 4 nhóm "khắc tinh"

1.1. Nhóm thức ăn chứa nhiều cholesterol

Theo các chuyên gia y tế, người bị rối loạn nhịp tim nên kiêng ăn các thực phẩm chứa cholesterol cao. Nồng độ Cholesterol tăng cao và béo phì thường đi đôi với nhau và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó có bệnh rối loạn nhịp tim (nhịp tim nhanh).

Vì vậy, bạn không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, rán mà thay vào đó bạn nên ăn đồ luộc, hấp.   

Ví dụ:

- Khi ăn thịt nạc nên bỏ phần da.

- Bổ sung protein từ các nguồn thịt trắng như cá, thịt gà, protein từ thực vật.

- Dùng dầu có nguồn gốc từ thực vật (dầu oliu, dầu đậu nành) thay thế dầu có nguồn gốc từ động vật.

- Chọn sữa tươi, sữa chua tách béo, tách kem.

- Ăn lòng trắng trứng thay vì ăn lòng đỏ trắng vì lòng trắng chứa ít cholesterol hơn.

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

1.2. Các loại đồ uống chứa caffeine

Caffeine là ví dụ điển hình khi nhắc đến "bị rối loạn nhịp tim không nên ăn gì?".

Caffein là chất kích thích có trong cà phê, trà, socola và nước ngọt. Chất này làm cho tim đập nhanh cùng với các triệu chứng như đau tức ngực, nặng đầu.

Trong một số trường hợp, caffeine làm tăng nhịp tim bằng cách kích thích hệ thống dẫn truyền của tim. Do đó, nếu bạn đang bị tăng huyết áp hoặc nhịp tim không ổn định thì cần phải tránh xa những thực phẩm có chứa chất này. 

Cà phê được biết đến là thực phẩm chứa một lượng lớn caffeine, uống một đến hai tách cà phê mỗi ngày sẽ giúp cho tinh thần tỉnh táo, tăng hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, bạn không nên quá phụ thuộc vào nó vì nó có thể gây tăng huyết áp và tăng nhịp tim. 

Hàm lượng caffeine trong socola và trà thường ít hơn trong cà phê, nhưng cũng góp phần gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Điều này càng đúng hơn nếu dùng những thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, nhiều loại nước tăng lực có chứa caffeine và các chất tương tự như taurine, mặc dù đã có sự thay đổi về hàm lượng so với caffeine nhưng vẫn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn giống caffeine.

Caffein là một trong những loại thực phẩm cần kiêng với người bị bệnh tim mạchCaffein là một trong những loại thực phẩm cần kiêng với người bị bệnh tim mạch

1.3. Các món ăn chứa nhiều đường

Khi nhắc đến bệnh rối loạn nhịp tim không thể không nhắc đến đường chính là một thủ phạm gây ra bệnh. Tiêu thụ nhiều đường làm cho cơ thể tiết ra hormon epinephrine và adrenalin, đây là những chất làm tăng nhịp tim. Mặc dù không có ngưỡng chính xác khẳng định bao nhiêu lượng đường sẽ gây ra tình trạng này. 

Theo Dietary Guidelines (Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ năm 2020-2025) khuyến cáo, không nên hấp thụ quá 10% lượng calo hàng ngày từ đường. Điều này tương đương với 12 muỗng cà phê (50g), một miếng bánh socola hay là một lon nước ngọt.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, không nên hấp thụ quá 150 calo từ đường đối với nam và 100 calo từ đường đối với nữ. Bởi vậy nếu còn đang thắc mắc "rối loạn nhịp tim nên khiêng gì?" thì các món chứa nhiều đường cần phải cho vào "danh sách đen".

Ăn nhiều loại thức ăn có chứa hàm lượng đường cao thì nguy cơ béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch sẽ càng cao.

Ăn nhiều loại thức ăn có chứa hàm lượng đường cao thì nguy cơ béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch sẽ càng cao.

1.4. Các món ăn chứa nhiều chất bảo quản

Chất bảo quản là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào thực phẩm để làm chậm sự hư hỏng của thực phẩm, hạn chế vi khuẩn nấm mốc phát triển. Các chất bảo quản tự nhiên thường được sử dụng như: đường, muối, giấm, rượu,... có tác dụng bảo quản và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là đường và muối.

Trong đó, nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chất bảo quản là đường cơ thể sẽ sản xuất ra insulin làm hạ đường huyết, từ đó cơ thể sẽ huy động tuyến thượng thận tiết adrenalin - chất làm tăng nhịp tim. Bởi vậy nếu còn đang tự hỏi "rối loạn nhịp tim không nên ăn gì?"

Trong đó, nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chất bảo quản là muối sẽ gây tăng huyết áp, tăng sự co bóp của cơ tim khiến tim đập nhanh. Do đó, làm tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn nên chúng ta nên hạn chế ăn những thực phẩm đó.

Thức ăn đóng hộp mang tới nhiều ảnh hướng xấu với người bệnh rối loạn nhịp timThức ăn đóng hộp mang tới nhiều ảnh hướng xấu với người bệnh rối loạn nhịp tim

2. Rối loạn nhịp tim không nên ăn gì? 

2.1. Bánh kẹo ngọt 

Khi bạn ăn nhiều bánh kẹo ngọt cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều insulin gây hạ đường huyết, để ổn định đường huyết tuyến thượng thận sẽ tăng cường tiết adrenalin, vô hình chung đây lại là chất làm tăng nhịp tim. Vì vậy, hạn chế ăn nhiều bánh kẹo ngọt cũng là một cách làm ổn định nhịp tim. 

Theo khuyến cáo, mỗi người một ngày không nên ăn quá 25g đường (tương đương với 5 muỗng cà phê đường) từ tất cả các loại thức ăn, đồ uống.

Người bị rối loạn nhịp tim nên kiêng ăn bánh kẹo ngọt, đây là món ăn vặt thuộc nhóm thực phẩm chứa nhiều đường

Người bị rối loạn nhịp tim nên kiêng ăn bánh kẹo ngọt, đây là món ăn vặt thuộc nhóm thực phẩm chứa nhiều đường

2.2. Socola

Trong socola có chứa rất nhiều những hoạt chất có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa đã được khoa học chứng minh là có tác dụng tốt với sức khỏe con người, bao gồm kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,...

Song nếu tiêu thụ quá lượng calo từ socola (khoảng 500 calo tương ứng 100g socola) chẳng những không giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mà còn phản tác dụng làm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (rối loạn nhịp tim) và đái tháo đường type 2.

Bởi vậy Socola là một món ăn vặt mà người bị rối loạn nhịp tim nên kiêng ăn hoặc hạn chế ăn.

Socola, thực phẩm thuộc danh sách những món ăn cần kiêng đối với người bị bệnh tim mạch

Socola, thực phẩm thuộc danh sách những món ăn cần kiêng đối với người bị bệnh tim mạch

2.3. Kiêng uống nước ngọt

Theo các chuyên gia sức khỏe, uống quá nhiều nước ngọt có ga làm tăng lượng nước hấp thụ vào ruột, làm mất kali khi đào thải ra ngoài. Ngoài ra, lượng lớn caffeine trong nước ngọt cũng làm tăng sản sinh urine, giảm sự tái hấp thu kali - chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp tim ở cơ thể người. Từ những nguyên nhân đó, nếu lượng kali trong cơ thể quá thấp sẽ gây ra những rối loạn về nhịp tim, ảnh hướng xấu tới người bị rối loạn tim mạch.

Ngoài ra các chuyên gia cũng cho biết thêm, việc hấp thu quá nhiều nước ngọt có thể dẫn đến tăng cân, một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch vì nước ngọt có hàm lượng đường rất cao (nước coca cola chứa 10.5g đường trong 100ml nước).

2.4. Cacao

Cũng như Socola, Cacao được biết đến là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều tác dụng với sức khỏe bao gồm: bảo vệ tim và hệ tim mạch, an thần, giàu năng lượng, giàu chất xơ, ngăn ngừa co thắt cơ,...

Nhưng vì cacao chứa caffeine nên không nên uống nhiều cacao vì:

- Caffeine trong cacao có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc làm cho tim đập nhanh ở một số người. Do đó, những người bị bệnh lý về tim mạch thì không nên lạm dụng.

- Vì sản phẩm từ cacao chứa nhiều đường nên có thể làm tăng lượng đường trong máu, sử dụng lâu ngày sẽ gây ra bệnh đái tháo đường, một yếu tố nguy cơ của bệnh rối loạn nhịp tim.

- Cacao có thể làm chậm quá trình đông máu, nên việc hấp thụ quá nhiều lượng cacao sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, bầm tím ở những người bị rối loạn chảy máu.

- Caffeine có trong cacao có thể làm mất lượng canxi ra ngoài nước tiểu. Do đó, những người loãng xương nên cẩn trọng khi sử dụng.

2.5. Cà phê

Cà phê là nguồn chứa caffeine hàng đầu, được sử dụng nhiều nhất do có các tác dụng vận mạch và kích thích hệ thống thần kinh giao cảm. Caffeine là chất đối kháng tại receptor (đích tác động) của adrenalin, mà adrenalin là chất có liên quan đến hệ thống tim mạch. 

Vì vậy, cà phê thường không được khuyên dùng trên bệnh nhân suy tim mạn tính, mà suy tim làm tăng mạnh nguy cơ rối loạn nhịp tim. Do đó, người bị rối loạn nhịp tim không nên uống cà phê.

 

 

Hình 4: Uống cà phê có tác hại gì tới tim mạch không?

2.6. Đồ uống có cồn

Ngay cả ở những người có trái tim khỏe mạnh thì rượu bia cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhịp tim. Uống nhiều rượu, bia trong thời gian dài có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh giãn cơ tim. Từ đó, có thể dẫn đến nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau như nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ.

Các đồ uống có cồn còn có thể trực tiếp làm tổn thương tế bào cơ tim, gây nhịp ngoại tâm thu và gây ra các cơn nhịp nhanh trên thất; rung nhĩ cũng có thể xảy ra sau bữa ăn chứa nhiều cồn.

Vì vậy, nếu người bệnh cai được rượu bia sớm thì sẽ giảm nguy cơ tái phát rối loạn nhịp tim và trái tim sẽ nhanh chóng hồi phục lại như bình thường.

2.7. Rau củ đóng hộp

Rau củ và súp đóng hộp nói chung có vẻ như là một tiện lợi cung cấp chất xơ cho người dùng vào những ngày bận rộn nhưng chúng thường chứa hàm lượng muối lớn để có thể bảo quản thức ăn được lâu hơn. Hàm lượng muối cao gây tăng huyết áp, giảm lượng oxy đi đến tim từ đó làm tim đập nhanh hơn. Vì vậy, khi tim đập nhanh nên hạn chế ăn rau củ quả đóng hộp.

 2.8. Đồ ăn quá mặn, nhiều muối

Ăn nhiều đồ ăn quá nhiều muối làm tình trạng rối loạn nhịp tim nặng lên và tăng khả năng bị rung tâm nhĩ vì lượng muối quá nhiều gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

Các cách kiểm soát lượng muối trong thực phẩm trước khi đưa vào cơ thể là:

- Rửa sạch, kỹ thực phẩm đóng hộp để loại bỏ lớp muối trên bề mặt.

- Hạn chế ăn những thức ăn thường được chế biến mặn như (thịt, cá, súp) đóng hộp, khoai tây chiên,...

- Cho lượng muối vừa đủ vào các món trong bữa ăn hàng ngày. Theo Tiến sĩ Chester Hedgepeth, Trưởng khoa Tim mạch tại Bệnh viện Kent khuyến cáo, tốt nhất không nên ăn quá 1.5mg muối mỗi ngày.

2.9. Trứng 

Trứng là nguồn cung cấp protein phong phú nên được khuyến cáo đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nhưng có ý kiến cho rằng, những người bị bệnh tim hay những người có nguy cơ bị bệnh tim thì không nên ăn trứng?

Chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ Deepshikha Agarwal cho biết: “Vì trứng chứa nhiều cholesterol và chất béo không bão hòa nên chúng thường được coi là không tốt cho tim. Nói chung, bệnh nhân bị bệnh tim được khuyên ăn lòng trắng trứng hàng ngày nhưng không ăn nhiều hơn 2 lòng trắng trứng trong một ngày”. 

Những lựa chọn tốt khi ăn trứng là ăn cùng với bánh sandwich, salad, trứng luộc, trứng ốp lết với muối tiêu. Người bệnh cũng nên lưu ý là hạn chế ăn món trứng chiên vì chứa quá nhiều chất béo làm tăng nguy cơ biến chứng của tim.  

 

Hình 5: Ăn trứng có thực sự tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

2.10. Sữa

Những lợi ích của sữa đã được các nhà khoa học chứng minh ngoài việc cung cấp canxi, sữa còn rất giàu vitamin A, C, D đều là những chất rất tốt cho tim mạch.

Tuy nhiên, hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol có trong sữa nguyên chất thì lại không mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất béo bão hòa chính là nguyên nhân chính làm tăng cholesterol xấu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bởi vậy không khó hiểu khi sữa nằm trong "sổ đen" được bác sĩ khuyên người bị rối loạn nhịp tim không nên ăn.

Hiện nay sữa Organic là xu hướng tiêu dùng phổ biến trên thế giới, đây là sữa lấy hoàn toàn từ những chú bò chăn nuôi bằng phương pháp hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng hóa chất và thuốc. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một cốc sữa bò hữu cơ chứa 146 calo, 5g chất béo bão hòa và 24mg cholesterol nên rất tốt cho tim mạch. 

Thực phẩm được ví như “con dao hai lưỡi”, nếu biết ăn uống hợp lý và nắm được rối loạn nhịp tim không nên ăn gì sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc một số bệnh, nhưng ăn uống sai cách như những thực phẩm kể trên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhịp tim. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích phần nào cho người đọc. 

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo