HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

7 Bước xử lý, sơ cứu nhồi máu cơ tim tại nhà đúng cách

Xử trí và sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách sẽ cứu bệnh nhân trong thời điểm nguy hiểm nhất. Bằng cách thực hiện thả lỏng cánh tay, vai, hướng dẫn người bệnh hít thở nhẹ nhàng... Các cơn nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột và để lại những hậu quả nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Về cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim, Bộ Y Tế đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể

1. Cảnh báo, bệnh nhồi máu cơ tim có những triệu chứng gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch cho biết, nhồi máu cơ tim là một cấp cứu khẩn trong y khoa - là tình trạng tắc nghẽn đột ngột động mạch nuôi tim gây thiếu máu đến nuôi tim, gây rối loạn nhịp tim thậm chí là đột tử. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không cấp cứu kịp thời nguy cơ tử vong có thể lên đến 50%. Triệu chứng thường gặp bao gồm:

- Đau vùng trước tim

- Tay chân lạnh

- Thể không đau: có 10 đến 15% trường hợp nhồi máu cơ tim không đau hoặc chỉ đau nhẹ không điển hình, người bệnh chỉ thấy tức ở vùng tim.

 - Tai biến mạch máu não thường gặp ở người cao tuổi.

- Phù phổi cấp: Có những bệnh nhân bị phù phổi cấp đột ngột.

- Chết đột ngột

Các triệu chứng điển hình của nhồi màu cơ tim dễ dàng phát hiệnCác triệu chứng điển hình của nhồi màu cơ tim dễ dàng phát hiện

2. Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim kịp thời tại nhà

Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, nhồi máu cơ tim dẫn đến phá hủy một phần cơ tim, với các biểu hiện như đau ở ngực và khiến cho tim ngừng đập. Vì vậy cấp cứu nhồi máu cơ tim nhanh chóng có thể hạn chế được các biến chứng có thể xảy ra sau nay.

Để tim hoạt động bình thường, các cơ tim cần được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đầy đủ và liên tục. Khi một động mạch vành bị tắc nghẽn sẽ gây mất cân bằng giữa nhu cầu và sự cung cấp oxy cho tim, hiện tượng này  được gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ. Nếu tình trạng này kéo dài tim sẽ không phục hồi được bởi sự hình thành các tế bào tim chết, tế bào cơ tim chết và gây ra bệnh nhồi máu cơ tim. 

2.1. Xử trí nhồi máu cơ tim đối với bản thân người bệnh

- Người bệnh cần ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo theo tư thế nửa ngồi (nằm nghiêng 75° so với mặt đất, co đầu gối). 

- Thả lỏng vai và hai cánh tay, nhắm mắt lại là thở ra thở vào nhẹ nhàng, không hít sâu, không nín hơi khiến tim phải làm việc quá sức hơn dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nguy hiểm hơn.

- Nới rộng đồ dùng cản trở đường thở (cà vạt, khăn quàng cổ), bỏ bớt quần áo trên người.

- Nếu có biểu hiện đau thắt ngực nên uống một liều thuốc điều trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ. 

- Trong thời gian chờ xe cấp cứu đến dùng ngày viên ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin hoặc xịt dưới lưỡi hai lần Nitroglycerin dạng xịt. Sau 5 phút mà cơn đau thắt ngực chưa giảm thì có thể sử dụng thêm một liều nữa.

- Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin) để chống hình thành cục máu đông.

- Gọi hoặc nhờ người gọi xe cứu thương đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, không nên để quá 15 phút.

Sử dụng thuốc Aspirin trong sơ cứu nhồi máu cơ tim

Sử dụng thuốc Aspirin trong sơ cứu nhồi máu cơ tim

2.2. Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim  dành cho người thân

Khi quan sát người thân của mình có các triệu chứng của nhồi máu cơ tim như đau vùng trước tim, huyết áp thấp, sốt cao, tay chân lạnh… Người nhà cần gọi ngay xe cứu thương và khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Trong khi chờ xe cứu thương đến người nhà cần tiến hành sơ cứu như sau:

- Nếu người bệnh còn tỉnh, đưa người bệnh đến nơi thoáng mát, để người bệnh nằm ở tư thế nửa ngồi, trấn an người bệnh  và tránh nói to hay hỏi quá nhiều khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng.

Nếu hàng ngày người bệnh được bác sĩ kê đơn thuốc nhồi máu cơ tim thì cho người bệnh dùng đúng theo hướng dẫn.

- Nếu quan sát thấy người bệnh bất tỉnh, có thể xử trí theo hai cách sau: 

+ Ép tim ngoài lồng ngực: Đặt người bệnh nằm ở một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh. Chồng hai bàn tay lên nhau, hai tay duỗi thẳng và đặt ở giữa ngực (khoang liên sườn 4-5 bên trái - khoảng giữa hai núm vú), dùng tất cả trọng lượng của cơ thể và đẩy mạnh từ 5 đến 6cm vào ngực và nâng cao giữa mỗi lần ấn để máu lưu thông. 

+ Hô hấp nhân tạo: Đưa người bệnh đến nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra xem có dị vật trong miệng không. Sau đó kê cao cổ của người bệnh lên đồng thời đầu hơi ngửa ra sau, dùng tay bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh. Làm liên tục nhiều lần để người bệnh lấy lại hô hấp.

Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tốc độ ổn định, cứ 30 phút ấn thì tạm dừng xoa bóp để truyền khí cho người bệnh 2 lần bằng hô hấp nhân tạo.

Hô hấp nhân tạo sơ cứu nhồi máu cơ tim cho bệnh nhân tại nhàHô hấp nhân tạo sơ cứu nhồi máu cơ tim cho bệnh nhân tại nhà

3. Quy định Bộ Y Tế về cách xử trí nhồi máu cơ tim

Ngày 03/6/2019 Bộ Y tế đã quyết định ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp". Cụ thể:

- Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất bằng xe cứu thương và cần có các phương tiện cấp cứu như những thiết bị hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, thở oxy nếu cần thiết.
- Dùng thuốc gì đau, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông.

* Cấp cứu ban đầu: 

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường bệnh.

- Cho người bệnh thở bình cho oxy (nếu cần): với lượng 2-4 lít / phút.

- Dùng thuốc giảm đau morphin sulfat: sử dụng đường tiêm tĩnh mạch, liều dùng ½- 1 ống, tiêm nhắc lại sau 5 đến 10 phút nếu người bệnh vẫn đau. Nếu nhịp thở và nhịp tim của bệnh nhân nặng thì tiêm tĩnh mạch chậm Atropin 1mg.

- Thuốc giãn mạch Nitroglycerin: ngậm dưới lưỡi với liều 400g hoặc Natispray xịt dưới lưỡi, tiêm nhắc lại sau 5 phút nếu huyết áp >90 mmHg. Lưu ý: không dùng Nitroglycerin cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim thất phải vì thuốc có thể làm nhịp tim, nhịp thở chậm.

- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin: sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hay nhai với liều dùng 325 - 500 mg. Nếu người bệnh có tiền sử  loét dạ dày tá tràng có thể thay thế bằng Clopidogrel (Plavix), với liều dùng 300 mg sau đó duy trì với liều 75mg / ngày. 

Nên phối hợp thuốc Aspirin và thuốc Clopidogrel vì làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.

- Thuốc chống đông Heparin: sử dụng đường tiêm tĩnh mạch với liều dùng 65 - 70 đơn vị/ kg cân nặng, duy trì với liều 18 đơn vị /kg cân nặng/ giờ.

- Thuốc chẹn beta giao cảm (Propranolol): giúp giảm tỷ lệ tử vong và giảm diện tích cơ tim bị hoại tử. Lưu ý không dùng các thuốc này khi người bệnh có dấu hiệu nhịp tim chậm, suy tim nặng.

Cụ thể xem tại: Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp

4. Lưu ý cách xử trí nhồi máu cơ tim thất phải

4.1. Xử lý nhồi máu cơ tim thất phát phương pháp nội khoa

- Nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra khi cung lượng tim giảm do thể tích thất trái bị đổ đầy chính vì vậy mà phương pháp xử trí đầu tiên là truyền dịch. 

- Khi truyền dịch không giúp làm tăng cung lượng tim thì dùng các thuốc làm tăng co bóp cơ tim như Dobutamin (đây là thuốc đầu tay được sử dụng làm tăng cung lượng tim và tăng tống máu sang thất phải).

Lưu ý không dùng các thuốc gây giãn mạch như Nitroglycerin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển vì những thuốc này làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Hướng dẫn cách xử trí nhồi máu cơ tim thất phải

4.2. Điều trị can thiệp tình trạng nhồi máu cơ tim thất phải

Khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, các phương pháp điều trị nội khoa không có chuyển biến tốt thì cần can thiệp Nong động mạch hoặc Đặt Stent trong mạch vành. Liệu pháp này giúp cải thiện lưu lượng máu ở mạch vành phải từ đó cải thiện chức năng thất phải và làm giảm tỷ lệ tử vong.

Trong trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim thất phải kèm theo nhịp chậm hoặc block nhĩ thất thì cần đặt máy tạo nhịp, huyết áp giảm xuống quá thấp thì cần đặt bóng bơm ngược dòng động mạch chủ.

Với các bệnh diễn ra đột ngột như nhồi máu cơ tim, đột quỵ việc theo dõi và tầm soát bệnh sớm vô cùng quan trọng. PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic cung cấp gói tầm soát các bệnh tim mạch và dự báo nguy cơ nhồi máu cơ tim 10 năm chỉ từ 955.000đ.

Gói khám bao gồm các nội dung kiểm tra và xét nghiệm chuyên môn được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm: kiểm tra chức năng gan, thận, kiểm tra nội tổng quát, siêu âm, chụp X-Quang, điện tim, kiểm tra mỡ máu...

Thay vì bỏ ra hàng chục triệu đồng để điều trị bệnh tim mạch kèm theo các di chứng tai biến nguy hiểm. Chủ đồng tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm chi phí.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết nhất về cách sơ cứu cứu đột quỵ và các bước xử trí dành cho người bệnh giúp đảm bảo sự sống trong thời điểm nguy hiểm

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo