HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Sử dụng siêu âm đa tần để giảm đau trong điều trị vật lý trị liệu

Trong Vật lý trị liệu của Y học hiện đại đã sáng tạo ra sóng siêu âm. Khi được tác động đúng cách lên các tổ chức trên cơ thể người sẽ tạo ra những hiệu ứng cơ học, hóa học và nhiệt. Từ các hiệu ứng cơ bản trên sẽ mang đến các tác dụng tốt cho cơ thể, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh lý, tăng cường hiệu quả điều trị Vật lý trị liệu

Sóng siêu âm được tạo từ máy tạo tín hiện điện siêu cao tần. Mẫu điện siêu cao tần này được truyền tới đầu phát thông qua dây dẫn và sẽ ảnh hưởng lên các bản thạch anh hoặc gốm đa tinh thể (crystal). Các vật liệu nằm trong đầu phát sẽ phát ra sóng âm với tần số bằng tần số tín hiệu điện.

Siêu âm là một sóng cơ học được tạo ra bởi sự dao động của tinh thể nằm trong đầu phát siêu âm lan truyền trong môi trường giãn nở. Ngưỡng nghe được của tai người là những sóng âm trong phạm vi giải tần trong khoảng 20 - 20.000Hz. Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm, trên 20.000Hz gọi là siêu âm. Trong điều trị vật lý trị liệu người ta sử dụng siêu âm có số trong khoảng 0,7-3MHz.

Sự dao động của sóng siêu âm được lan truyền từ đầu đầu phát đến bề mặt cơ thể và thẩm thấu sâu hơn vào trong các mô thông qua môi trường tiếp xúc (VD: Gel). Hiệu ứng chính sẽ làm nóng mô và massage vi thể. 

Tần số siêu âm có thể được lựa chọn dựa trên vị trí mô cần điều trị. Tần số 1 Mhz thường sử dụng để điều trị những chấn thương sâu, trong khi tần số 3 MHz thường sử dụng để điều trị cho những mô nông hơn. 

tần-số-siêu-âm-trong-giảm-đau

Tác dụng của siêu âm trong điều trị

1. Tác dụng cơ học: Tác dụng đầu tiên của siêu âm lên cơ thể là tác dụng cơ học, do trong môi trường có siêu âm truyền qua thì các phần tử trong môi trường giao động tạo nên các pha nén và pha giãn. Sự giao động của các phần tử và sự thay đổi áp suất, tạo nên hiện tượng “xoa bóp vi thể”. Chùm sóng siêu âm tần số càng lớn (3MHz) sẽ gây nên sự đổi thay áp lực mau lẹ hơn so với tần số thấp hơn (1MHz). Sự thay đổi áp lực này gây ra:

  • Thay đổi thể tích tế bào.
  • Đổi thay tính thấm màng tế bào.
  • Tăng chuyển hóa cơ bản của tế bào
  • Tác dụng cơ học phụ thuộc vào cường độ của sóng siêu âm (W/cm2) và chế độ: liên tục hay xung.

Khác với ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh như siêu âm tim, siêu âm mạch máu… là các sóng siêu âm có mức cường độ sóng phát ra thấp đủ để tái tạo hình ảnh. Trong điều trị vật lý trị liệu, sóng siêu âm có cường độ siêu âm sẽ đủ lớn gây ra các tác dụng vật lý, sinh lý trên mô cơ thể với mức đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.

chùm-siêu-âm-xuyên-qua-da

2. Tác dụng nhiệt: Sự sinh nhiệt trong các tổ chức mô do tác động của sóng siêu âm làm xuất hiện sự cọ xát làm chuyển hóa năng lượng cơ học sang năng lượng nhiệt. Siêu âm liên tục 1,5W/cm2 sau 5 phút có thể tạo ra sự thay đổi nhiệt ở tổ chức phần mềm tăng 3,30C, bao khớp có thể tăng 6,30C, xương có thể tăng 9,30C.

3. Tác dụng sinh học: từ tác dụng cơ học và tác dụng sinh nhiệt dẫn đến hàng loạt tác dụng sinh vật học tạo nên hiệu quả siêu âm điều trị là:

  • Tăng tuần hoàn và dinh dưỡng do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của huyết mạch
  • Giãn cơ do các tác động cơ học trực tiếp của siêu âm lên những thụ cảm thần kinh
  • Tăng tính thẩm thấu của màng tế bào
  • Kích thích tái sinh của tổ chức mô
  • Giảm đau do tác dụng trực tiếp lên cảm thụ thần kinh

tương-tác-sóng-siêu-âm-trên-da

*Chỉ định điều trị sóng siêu âm trong Vật lý trị liệu:

  • Tổn thương xương, khớp và cơ sau chấn thương: bầm tím, bong gân, sai khớp, gãy xương.
  • Viêm khớp dạng thấp mãn, thoái khớp, bạnh Bachterew, viêm bao hoạt dịch, viêm cơ.
  • Đau tâm thần ngoại vi, đau lưng do thoát vị đĩa đệm...
  • Rối loàn tuần hoàn: bệnh Raynaud, Buerger, Sudeck, phù nài nỉ.
  • Những vết thương, vết loét, sẹo xấu, sẹo lồi.
  • Siêu âm dẫn thuốc điều trị và thẩm mỹ.

điều-trị-cổ-vai-gáy

* Chống chỉ định điều trị sóng siêu âm trong Vật lý trị liệu

  • Các vùng không được điều trị bằng siêu âm: não, tủy sống, cơ quan sinh dục, thai nhi
  • Vùng điều trị có mang các vật kim loại hoặc vật rắn (đinh, nẹp vít...)
  • Các khối u (cả u lành và u ác tính)
  • Giãn tĩnh mạch và viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch
  • Các vùng đang chảy máu và có nguy cơ chảy máu như dạ con thời kỳ kinh nguyệt, chảy máu dạ dày, các vết thương mới, các chấn thương có tụ máu...
  • Các ổ viêm nhiễm khuẩn vì có thể làm vi khuẩn lan rộng
  • Giãn phế quản: không điều trị vào vùng liên sống - bả
  • Các chấn thương mới trong 3 ngày đầu

Các phương pháp điều trị bằng siêu âm

1. Siêu âm tiếp xúc trực tiếp với da

Đặt đầu phát siêu âm tiếp xúc trực tiếp với da. Không khí có hệ số hấp thu siêu âm rất lớn nên chỉ cần một lớp không khí mỏng ngăn cách giữa đầu phát siêu âm với da cũng hấp thu gần hoàn toàn siêu âm. Vì vậy, giữa đầu phát siêu âm và da cần có một môi trường trung gian dẫn truyền siêu âm. Người ta thường dùng một chất gel, dầu, vaselin... làm chất trung gian giữa đầu phát siêu âm và da để triệt tiêu lớp không khí giữa đầu phát và da. Kỹ thuật tiếp xúc trực tiếp đơn giản, dễ làm, thường được dùng ở những vùng bề mặt da tương đối phẳng, dễ tiếp xúc.

2. Siêu âm qua nước

Nước là một môi trường dẫn truyền âm tốt, người ta thường dùng thùng, chậu hay bể đựng nước sạch có nhiệt độ thích hợp, bộ phận điều trị và đầu phát siêu âm đều phải ngập trong nước. Đầu phát siêu âm để vuông góc với mặt da vùng điều trị, cách mặt da khoảng 1 - 5cm. Siêu âm qua nước có ưu điểm là tận dụng được năng lượng siêu âm, nhưng kỹ thuật phức tạp hơn nên thường chỉ sử dụng cho những vùng điều trị không bằng phẳng mà sử dụng kỹ thuật tiếp xúc trực tiếp khó khăn như các ngón tay, ngón chân, khớp cổ tay, cổ chân.

3. Siêu âm dẫn thuốc

Dưới tác dụng của siêu âm tạo nên các vùng có áp suất thay đổi tuần hoàn trong tổ chức, do đó làm tăng tính thấm và tính khuếch tán của các chất qua các màng sinh học. Vì vậy người ta pha các thuốc vào mỡ hoặc dầu làm môi trường trung gian giữa đầu phát và da. Dưới tác dụng của siêu âm, thuốc được "đẩy" vào da tại vùng điều trị. Các thuốc thường dùng là mỡ hydrocortisol, mỡ kháng sinh, mỡ profenid, salicylat...

Nguồn tham khảo:
- BS. Phạm Xuân Hậu tổng hợp
- BS. Hà Hoàng Kiệm (2017). Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Giáo trình dùng cho sau đại học. Bộ môn VLTL-PHCN HVQY .NXB QĐND.

Thông tin chi tiết liên hệ:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Ngô Thì Nhậm, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline gói dịch vụ: 19009204
Điện thoại: 0243.622.77.99 - 0243.941.08.08
Email: info@drbinh.com - Website: www.drbinh.com
Facebook: www.facebook.com/biquyetchamsocsuckhoe

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo