HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ - NHỮNG DẤU HIỆU CẦN CẨN TRỌNG

Thời điểm giao mùa chính là lúc bệnh lý tay chân miệng ở trẻ rất dễ bùng phát. Với mức độ lây lan nhanh cùng biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời, các bậc cha mẹ cần phải hết sức lưu tâm về loại bệnh lý này. Hôm nay, Dr. Binh Tele_Clinic sẽ giúp các bạn tổng hợp những dấu hiệu cần cẩn trọng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em để các bậc cha mẹ có thể giúp con em mình tránh xa dịch bệnh này.

tay-chân-miệng-ở-trẻ

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng ở trẻ là một loại bệnh lý truyền nhiễm lây từ người sang người và có thể phát triển thành dịch cộng đồng do 2 loại virus đường ruột là: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây nên. Những dấu hiệu có thể quan sát bằng mắt thường để xác định có phải người bệnh mắc tay chân miệng hay không như: lớp niêm mạc da bị tổn thương dưới dạng phỏng nước và tập trung ở vùng miệng, lòng bàn tay, chân, mông, sau đầu gối…

bệnh-tay-chân-miệng-là-gì

Sự lây nhiễm của tay chân miệng rất đa dạng, chủ yếu là từ người sang người tại các môi trường tập trung đông như nhà trẻ, mẫu giáo hoặc những nơi trẻ em tập trung đông đều có thể là nơi gây nên bệnh tay chân miệng. 

Tay chân miệng có thể xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là ở các thời điểm giao mùa, rơi vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. 

2. Nguyên nhân hình thành và con đường lây nhiễm dịch bệnh tay chân miệng.

Như đã nói ở trên, 2 loại virus gây nên tay chân miệng là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đây là 2 loại virus có sức sống dai và rất bền, với khả năng tồn tại ở đa môi trường, từ rất lạnh đến rất nóng. Chúng tồn tại trên các loại bề mặt có tiếp xúc trực tiếp với người như vật dụng cá nhân, mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, đồ chơi hay quần áo… Khi nhiễm bệnh, virus thường xuất hiện ở nước bọt, dịch vết tổn thương trên da hay phân của người bệnh.

nguyên-nhân-hình-thành-tay-chân-miệng-ở-trẻ

Cũng giống như các loại bệnh truyền nhiễm khác, tay chân miệng cũng có thời gian ủ bệnh và đây chính là thời gian phát tán virus mạnh và nhanh nhất. Các con đường phổ biến khi lây nhiễm bệnh lý này chủ yếu như:

- Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh;
- Sử dụng vật dụng, đồ chơi chung với người bệnh;
- Tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt, dịch bọng nước hoặc phân của người nhiễm bệnh;
- Tiếp xúc qua da, thông thường là từ bàn tay của chính trẻ bị bệnh hoặc người chăm sóc trẻ bị bệnh. 

3. Các giai đoạn và dấu hiệu của tay chân miệng ở trẻ.

các-giai-đoạn-của-bệnh-tay-chân-miệng

Với mức độ lây lan nhanh và khả năng lây từ người sang người thì tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch cộng đồng nếu không phát hiện và kiểm soát tốt, đặc biệt là trẻ em. Dưới đây là những dấu hiệu và giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng mà các bậc cha mẹ cần thuộc nằm lòng để bảo vệ sức khỏe của con trẻ:

- Giai đoạn ủ bệnh: Trẻ hầu như không có biểu hiện gì, hoặc có biểu hiện tăng thân nhiệt nhẹ và kéo dài từ 3-6 ngày. Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ đây là biểu hiện của cảm lạnh hoặc con đang mọc răng nên không trú trọng, nhưng đây chính là thời điểm phát tán virus tay chân miệng mạnh nhất; 
- Giai đoạn phát triển thành bệnh: Giai đoạn này thường có một số dấu hiệu giống với cảm lạnh hoặc mọc răng sữa ở trẻ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần lưu ý khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau: sốt nhẹ hoặc sốt cao dài ngày ở mức có thể kiểm soát (từ 37,5 độ C đến 39 độ C), đau rát ở răng, vùng miệng hoặc đau họng, chảy nhiều nước bọt, biếng ăn, một số trường hợp có thể bị tiêu chảy;
- Giai đoạn phát triển nặng: Khi bệnh đã hoàn thành quá trình ủ bệnh và khởi phát, người bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng của tay chân miệng:

+ Trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những vết phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, chân, mông, niêm mạng miệng… Các vết phỏng có kích thước khoảng 2-10mm, hình bầu dục, mọc lồi hoặc ẩn dưới da, rất dễ vỡ và có thể gây đau khi người bệnh ăn, uống;
+ Trẻ xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tri giác, co giật, mê sảng, khó thở.

Đây là những biểu hiện phổ biến ở đa số trẻ em mắc tay chân miệng, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có tất cả những dấu hiệu trên. Nhiều trường hợp bị nhầm lẫn với bệnh loét miệng thông thường của trẻ nhỏ.

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần chăm sóc tại nhà và sẽ khỏi bệnh sau 7-10 ngày, trong trường hợp chuyển nặng, sốt cao liên tục >39 độ C kèm theo co giật, mê sảng, khó thở thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm như: tử vong, viêm màng não, viêm não do virus hoặc tổn thương cơ tim. 

4. Điều trị và cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Điều trị

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị có thể tiêu diệt được virus gây bệnh tay chân miệng, vì vậy cách hữu hiệu nhất là người dân cần chủ động phòng bệnh cho trẻ em.

điều-trị-bệnh-tay-chân-miệng

Trong trường hợp nhiễm bệnh, người bệnh và người chăm sóc người bệnh cần lưu ý những điều sau: 

- Không tự ý sử dụng, bôi thuốc vào các nốt bọng nước, các vết loét ở miệng khi không có sự chỉ định của bác sĩ;
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ, không nên kiêng tắm vì sẽ tại môi trường sinh sôi cho virus cùng vi khuẩn trên nền da. Tuy nhiên phải sử dụng nước ấm để vệ sinh và cần tránh gió cho trẻ;
- Ăn các loại thức ăn dễ tiêu như: cháo, súp, sinh tố, các loại sữa, nước ép từ trái cây,... 

Cách phòng ngừa sự lây nhiễm bệnh tay chân miệng

cách-phòng-ngừa-bệnh-tay-chân-miệng

Để phòng ngừa sự lây lan của virus tay chân miệng, các bậc cha mẹ cần thực hiện những điều sau:

- Hình thành cho trẻ thói quen thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay chân đúng cách;
- Xây dựng văn hóa vệ sinh cộng đồng trong gia đình, trường học, lớp học, đặc biệt là với người chăm sóc người bệnh;
- Cách ly người bệnh ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh và vệ sinh khu vực nhà ở và đồ dùng cá nhân;
- Thực hiện vệ sinh cá nhân bằng việc tắm, lau người bằng nước ấm cùng dung dịch khử khuẩn;
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ em bằng dung dịch khử khuẩn y tế Cloramin B 2%, nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn để an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Tay chân miệng ở trẻ là một loại bệnh lý nguy hiểm với sự lây lan nhanh và biến chứng nguy hiểm. Trên đây là những kiến thức bổ ích về bệnh tay chân miệng mà Dr. Binh Tele_Clinic đã giúp các bạn tổng hợp. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy lưu tâm đến con em mình trong những thời kỳ giao mùa này nhé.

CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com  – Website: www.drbinh.com
Facebook: fb.com/biquyetchamsocsuckhoe

CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: fb.com/365medihome

TAGS :

Drbinh khám sức khỏe khám sức khỏe định kỳ medihome phòng khám đa khoa tay chân miệng

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo