HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Tìm hiểu Chlamydia là vi khuẩn gì? Có gây nguy hiểm không?

Chlamydia là vi khuẩn gì? Đây là nguyên nhân gây nên bệnh lây qua đường tình dục (STD) Chlamydia. Ngoài ra, Chlamydia còn có các biến thể sinh học gây nên các triệu chứng lâm sàng: viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, đau mắt hột....

1. Tìm hiểu Chlamydia là vi khuẩn gì

Vi khuẩn Chlamydia là vi khuẩn nội tế bào do chỉ có thể nhân bản khi tồn tại bên trong tế bào chủ. Nó không có khả năng phát triển bên ngoài tế bào sống, không có khả năng tổng hợp các hợp chất có năng lượng phân tử cao (ATP và GTP). 

Vi khuẩn này có chu kì nhân lên khác thường, khoảng 48 - 72 giờ, tế bào bị phá hủy và giải phóng ra thể cơ bản nhiễm trùng. Chu kỳ kế tiếp nhau với hai hình thái rất đặc biệt để đáp ứng với đời sống nội tế bào và ngoại tế bào.

Vi khuẩn Chlamydia có ba biến thể sinh học là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lâm sàng:

+ Serovar A, B và C: nguyên nhân của bệnh đau mắt hột – một trong những nguyên nhân gây mù lòa. 

+ Serovar D đến K: gây nhiễm trùng đường sinh dục. Triệu chứng nhiễm trùng dễ lan theo ống dẫn tinh, nhiễm vào tinh hoàn ở nam giới. Ở nữ giới, bệnh vi khuẩn là nguyên nhân Chlamydia làm viêm cổ tử cung và ống dẫn tiểu. Tình trạng viêm nhiễm này có thể nhiễm lan lên tử cung, qua ống dẫn trứng vào vùng chậu gây viêm vùng chậu (PID). 

+ Serovar L1 đến L3: gây nhiễm trùng xâm lấn các hạch bạch huyết gần bộ phận sinh dục, được gọi là bệnh u hạt lympho sinh dục (bệnh hột xoài).

Vi khuẩn Chlamydia là gì? Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh STD Chlmydia ở nam và nữ giới khi quan hệ

Vi khuẩn Chlamydia là gì? Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh STD Chlamydia ở nam và nữ giới khi quan hệ

2. Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn Chlamydia

2.1. Lây qua đường tình dục

Con đường lây nhiễm của vi khuẩn Chlamydia chủ yếu lây truyền khi người bệnh quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn dưới mọi hình thức quan hệ qua âm đạo, hậu môn hay đường miệng. 

Bạn tình càng quan hệ tình dục nguy cơ lây nhiễm càng cao, đặc biệt nếu quan hệ tình dục quá sớm cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm trùng. Đàn ông khi quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ qua hậu môn hoặc đường miệng.

Xác định con đường lây nhiễm của vi khuẩn Chlamydia là gì?

Xác định con đường lây nhiễm của vi khuẩn Chlamydia là gì?

2.2. Lây nhiễm từ mẹ sang con

Nếu như người mẹ bị nhiễm Chlamydia ở đường sinh dục sẽ khiến trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia Trachomatis vào mắt hoặc phổi qua nhau thai gây ảnh hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi cũng như trẻ sơ sinh.

3. Vi Khuẩn Chlamydia có nguy hiểm không

Khi cơ thể người tiếp xúc với khuẩn Chlamydia không có các biểu hiện triệu chứng bên ngoài rõ ràng. Thông thường, người nhiễm vi khuẩn Chlamydia sẽ bị ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản kèm theo nhiều bệnh lý như:

+ Các thành phần xung quanh hệ sinh sản nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng, dính và bít tắc tử cung, vòi trứng, buồng trứng.

+ Các dải xơ làm gấp vòi trứng hoặc dính vòi trứng khiến vòng trứng bị bít tắc.

+ Viêm cổ tử cung xuất tiết

+ Viêm niệu đạo gây ra các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiết dịch niệu đạo, dịch trắng đục hoặc trắng trong.

+ Viêm tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng hoạt động của tinh hoàn khiến tinh trùng không đủ khỏe mạnh có thể thụ thai được.

+ Viêm vùng chậu do vi khuẩn Chlamydia có khả năng đi ngược lên đường sinh dục gây viêm vùng chậu, gây nên mang thai ngoài tử cung hoặc thậm chí là vô sinh.

+ Ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện khi nhiễm Chlamydia.

+ Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS nếu có phơi nhiễm.

+ Viêm phần phụ và nhiễm trùng đường sinh dục trên gây tổn thương lâu dài cho ống dẫn trứng, tử cung và các mô xung quanh, khiến người bệnh đau vùng chậu mãn tính.

Các triệu chứng nguy hiểm của người bệnh khi bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia là gì?

Các triệu chứng nguy hiểm của người bệnh khi bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia là gì?

4. Bỏ túi cách phòng tránh bệnh Chlamydia

Bí quyết phòng tránh bệnh do vi khuẩn Chlamydia là gì? Bệnh Chlamydia là một bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến ở cả nam và nữ giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy nên, phòng tránh bệnh Chlamydia là điều cần thiết, một số phương pháp phòng bệnh như:

+ Nam giới hay nữ giới quan hệ tình dục dưới 25 tuổi cần thăm khám, kiểm soát bệnh Chlamydia ít nhất mỗi năm một lần.

+ Sàng lọc bệnh Chlamydia với các thai phụ nhằm phát hiện sớm để tiến hành điều trị tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

+ Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su, chung thủy 1 vợ 1 chồng, hạn chế quan hệ tình dục với người lạ, không quan hệ trong thời kỳ điều trị bệnh.

+ Cần điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tinh dục để ngăn ngừa nguy cơ viêm phần phụ. 

+ Khi xuất hiện các triệu chứng lạ ở bộ phận sinh dục như tiết dịch bất thường, đau khi quan hệ, có mùi hôi tanh, nóng rát khi đi tiểu,...cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành khám chuyên khoa, phát hiện bệnh và điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng.

+ Khi đã nhiễm bệnh cần tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và có thể áp dụng điều trị với bạn tình để hạn chế khả năng lây truyền bệnh và tái nhiễm.

Cách phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục Chlamydia hiệu quảCách phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục Chlamydia hiệu quả

Chlamydia là vi khuẩn gì? Các thông tin phía trên chắc chắn đã có quý khách câu trả lời chính xác nhất. Phát hiện và điều trị sớm bệnh lây qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia sẽ giúp tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

TAGS :

bệnh chlamydia bệnh lây qua đường tình dục bệnh std chlamydia chlamydia là vi khuẩn gì

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo