UNG THƯ VÒM HỌNG – 1 trong 10 dạng ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Vùng cổ họng thường xuyên đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm và nghiêm trọng hơn, đó là ung thư. Làm thế nào để phát hiện và phòng ngừa ung thư tại vùng “cửa ngõ” này ?
Những loại ung thư hay gặp ở vùng đầu mặt cổ gồm có: ung thư amidan, ung thư vòm, ung thư tuyến giáp và ung thư thanh quản, ung thư hạch. Trong đó, ung thư vòm họng đứng hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ này và là một trong 10 dạng ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Ung thư vòm họng lại là bệnh phát triển âm thầm. Khi bệnh ở giai đầu, thường chỉ biểu hiện những triệu chứng của các bệnh tai mũi họng thông thường trên cơ thể, chính vì điều này mà người bệnh thường chủ quan bỏ qua, chỉ khi bệnh ở giai đoạn nặng mới đi khám và điều trị.
Ung thư vòm họng – Một loại ung thư rất phổ biến, không thể coi thường (Ảnh: Internet)
Ai có nguy cơ mắc ung thư vòm họng?
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới
- Trên 40 tuổi
- Chế độ ăn nhiều cá và thịt muối
- Có tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng
- Có loại gen nhất định có liên quan đến sự phát triển ung thư
- Đã tiếp xúc với virus EBV
Các nghiên cứu đã tìm thấy những yếu tố được xem là nguy cơ cao để phát triển ung thư vòm họng là hút thuốc lá, uống nhiều rượu, làm việc ở những môi trường tiếp xúc với bụi gỗ, hay chất hóa học có tên formaldehyde.
Triệu chứng cảnh báo
Dưới đây là một số cách nhận biết khi bạn có dấu hiệu ung thư vòm họng:
- Tình trạng chảy máu cam: Dấu hiệu xuất hiện sớm nhất khi bị ung thư vòm họng là tình trạng bệnh nhân bị chảy máu cam. Tuy nhiên chảy máu cam cũng là biểu hiện thường gặp của rất nhiều căn bệnh khác nên rất khó nhận biết và dễ dàng chẩn đoán nhầm.
- Những biểu hiện tương tự với viêm mũi xoang: Tương tự như các triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang, ung thư vòm họng cũng có những biểu hiện như nghẹt mũi, đau đầu. Trước tiên người bệnh có thể thấy nghẹt một bên mũi rồi dần nghẹt cả 2 bên khi khối u to lên. Tuy nhiên giống với dấu hiệu chảy máu cam, chứng nghẹt mũi này cũng là biểu hiện thường gặp của các bệnh về đường tai- mũi- họng. Vì vậy cần tới các bệnh viện chuyên khoa để có kết luận chính xác nhất.
- Ù tai, nghe kém và đau trong tai: Nếu thấy ù tai, nghe kém, đau trong tai, chảy tai thì đó cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ung thư vòm họng. Các triệu chứng trên xuất hiện là do khối u phát triển đè lên loa vòi nhĩ là một đường từ vùng mũi họng thông lên tai, vì thế cần phải cẩn thận nếu như phát hiện bản thân có những dấu hiệu này.
- Nổi hạch cổ: cũng là dấu hiệu ung thư vòm họng. Theo những báo cáo thống kê bệnh ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85% các ca bệnh. Vì vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết nên các tế bào ung thư dễ dàng di căn hạch cổ.
- Đau đầu: Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu âm ỉ và cuộn lên từng cơn
Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo một số triệu chứng bệnh khác như khó nuốt, thay đổi giọng nói, ho kéo dài,giảm thị lực... Trên thực tế, tùy từng bệnh nhân, có người phát triệu chứng này mà không có triệu chứng kia. tuy rất có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác tuy nhiên, chú ý kỹ một chút người bệnh có thể phân biệt được chúng, một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.
Những biến chứng nguy hiểm khi ung thư vòm họng
- Ung thư vòm mũi họng điều trị không dứt điểm giai đoạn sau sẽ gây ra các hội chứng nội sọ liên quan đến não và các dây thần kinh sọ như bị lác mắt, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt… Lúc này u phát triển to vào trong não sẽ dẫn tới tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, nôn ói, thậm chí gây tử vong nều không chữa trị kịp thời.
- Khi ung thư vòm họng bước vào giai đoạn cuối, bệnh lúc này sẽ xâm lấn xuống vùng mũi – họng, khẩu cái, khoang miệng, xâm lấn hốc mắt gây lé mắt, lồi mắt, mù…Ung thư vòm mũi họng di căn xa ở não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương cho thấy bệnh đã di căn. Khi bệnh đã di căn là báo hiệu bạn đã vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư
Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng
Mặc dù, không có cách nào phòng chống đặc hiệu được căn bệnh này, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyên rằng, duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học để có thể phòng tránh và duy trì một sức khỏe tốt.
- Không hút thuốc lá: trong nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc không hút thuốc là có thể làm giảm được đáng kể nguy cơ gây lên ung thư vòm họng. Nếu như bạn là một người có thói quen hút thuốc lá, một lời khuyên tốt nhất là bỏ thuốc trong thời gian sớm nhất để đảm bảo sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng bia, rượu và các loại đồ uống có chứa cồn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Không nên ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo phương thức lên men như: thịt muối, dưa muối, cà muối…
- Không ăn thức ăn khi còn nóng tránh gây tổn thương đến vùng hầu họng
- Hoạt động thể chất đều đặn để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất hai lần một năm tại những cơ sở y tế uy tín để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vùng đầu mặt cổ.
Phương pháp phổ biến nhất hiện nay để tầm soát ung thư vòm họng định kỳ là nội soi. Một người bình thường nên khám và nội soi tai mũi họng từ 1 - 2 lần/năm để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm. Khi có các triệu chứng nghi ngờ kéo dài trên 2 tuần, nên khám với bác sĩ tai mũi họng và yêu cầu được nội soi vòm mũi họng.
Hiện nay, tình trạng “tự khám”, “tự chữa” hoặc nhờ “bác sĩ Google” đang khá phổ biến ở Việt Nam, trong đó có các bệnh răng miệng. Nhiều người bệnh khi có các triệu chứng bất thường ở cổ họng thường tìm đến nhà thuốc để mua các loại thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này có thể giúp chữa trị những chứng viêm nhiễm và cảm cúm thông thường nhưng không thể chữa khỏi ung thư. Kiểu tự chữa này còn làm cho bệnh tiến triển không kiểm soát, đến khi phát hiện thì tình trạng đã trở nên quá nghiêm trọng.
Việc chẩn đoán bệnh sớm một cách kịp thời là điều kiện tiên quyết trong việc điều trị. Y học hiện đại ngày nay đã phát triển phương pháp Nội soi Tai – Mũi – Họng nhằm giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác hơn, đây có thể coi là một trong những “tiêu chuẩn vàng” của việc khám và điều trị các bệnh lý về Tai Mũi Họng. Gói Chẩn đoán bệnh Tai Mũi Họng bằng phương pháp Nội soi của phòng khám đa khoa Dr. Binh là một giải pháp toàn diện giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh. |
Thông tin chi tiết liên hệ:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Ngô Thì Nhậm, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline gói dịch vụ: 0988.951.510 (Ms Giang)
Điện thoại: 043.622.77.99 - 043.941.08.08
Email: info@drbinh.com - Website: www.drbinh.com
Facebook: www.facebook.com/biquyetchamsocsuckhoe