Vệ sinh tai đúng cách cho cả gia đình - Bạn có biết?
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Nhiều thói quen tưởng như vô hại trong việc vệ sinh tai hàng ngày lại vô tình gây tích tụ, tổn thương tai và có nguy cơ dẫn đến giảm thính lực sớm.
Ráy tai được tạo ra trong ống tai để bảo vệ tai khỏi bụi bẩn, vi sinh vật và các yếu tố lạ từ môi trường bên ngoài, giúp da ở ống tai không bị kích ứng khi gặp nước.Nếu các tuyến tạo ra nhiều ráy tai hơn mức cần thiết sẽ tích tụ gây khó chịu, đau/ ù tai. Tuy nhiên, nếu làm sạch tai không đúng cách còn có thể gây tổn thương và khiến ống tai dễ bị nhiễm trùng hơn.
1. Những cách lấy ráy tai chưa đúng
Dùng tăm bông ngoáy sâu vào ống tai: hành động này vô tình khiến ráy tai bị đẩy sát hơn vào khu vực màng nhĩ, lâu dài sẽ tích tụ mảng bám gây nhiễm trùng lỗ tai. Thông thường tai có khả năng tự làm sạch và sẽ tự rơi ra khi ráy tai khô đi thông qua việc nhai hay nói chuyện. Lâu ngày, nếu cảm thấy ngứa tai, mọi người chỉ nên dùng tăm bông vệ sinh vùng ngoài vành và vùng nông của lỗ tai.
Vệ sinh tai cho trẻ nhỏ quá sâu: Các bác sĩ khuyến cáo, ba mẹ chỉ nên dùng tăm bông cho các bé từ 3 tuổi trở lên. Đối với trẻ sơ sinh, lỗ tai thường rất nhỏ và mong manh, vì thế ba mẹ chỉ cần sử dụng bông gòn hoặc khăn giấy mềm lau nhẹ ngoài viền tai cho bé.
Vệ sinh tai bằng dụng cụ cứng hoặc dùng ngón tay ngoáy tai: Nhiều người thường chọn lấy ráy tai bằng những dụng cụ cứng như tăm gỗ hay các cây kim loại cứng. Điều này rất dễ gây nguy cơ tổn thương cho tai, trầy xước. Ngoài ra, cũng không nên dùng ngón tay để ngoáy tai bởi bởi móng tay vốn chứa nhiều vi khuẩn cũng có thể gây nhiễm khuẩn cho tai.
2. Cách làm sạch tai đúng cách ở nhà
Tai có cơ chế tự làm sạch nhờ vào khả năng kháng khuẩn ở ráy tai. Bạn chỉ nên làm sạch tai khi xuất hiện các triệu chứng như Đau tai, tai có mùi, ù tai, khả năng nghe giảm hay ho hoặc chóng mặt. Dưới đây là một số cách làm sạch tai tại nhà an toàn cho cả gia đình:
- Dùng vải mềm làm sạch tai: Bạn có thể dùng vải mềm thấm ướt rồi nhẹ nhàng lau sạch vùng ngoài tai. Khi lau, bạn nhớ cử động nhẹ nhàng để tránh làm xước hoặc gây thêm những thương tổn cho tai nhé.
- Dùng dung dịch làm sạch tai: Các dung dịch nhỏ tai thường được bán tại các nhà thuốc như dầu khoáng, dầu dưỡng cho em bé baby oil,... Bạn có thể dễ dàng làm sạch tai theo các chỉ dẫn và liều dùng ghi trên nhãn dung dịch.
- Vệ sinh tai bằng ống tiêm: Trong quy trình này, bạn sẽ nhẹ nhàng rửa tai với nước sạch hoặc nước muối sinh lý bằng ống tiêm. Phương pháp này thường có hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng dung dịch làm mềm ráy tai trước đó khoảng 15–30 phút. Sau khi thực hiện phương pháp này, bạn có thể hơi bị chóng mặt đôi chút nhưng triệu chứng này hoàn toàn bình thường.
Cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, bạn có thể tự làm sạch tai ngay tại nhà. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là nên vệ sinh đúng cách để tránh các nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề khó chịu sau khi vệ sinh tai thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời nhé.
CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com – Website: www.drbinh.com
Facebook: www.facebook.com/biquyetchamsocsuckhoe
CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: https://thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/365medihome