WHO khuyến cáo về tiêm vắc-xin phòng COVID-19
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Đến nay, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca cho gần 80.000 người là các lực lượng tuyến đầu chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố, đảm bảo an toàn tối đa theo phương châm “Tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Dưới đây là một số khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Theo WHO, dù đã tiêm vắc xin COVID-19, biện pháp phòng dịch tốt nhất vẫn là đeo khẩu trang.
Đối với những người đã mắc bệnh và phục hồi sau COVID-19, khả năng miễn dịch của họ có thể được tăng cường nhờ tiêm vắc xin.
Quy trình tiêm vắc xin COVID-19:
Trong đợt tiêm đầu tiên, hệ thống giám sát của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia ghi nhận gần 33% người được tiêm xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau khi tiêm và tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế; khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm, được xử trí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.
Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng.
Nguồn: Suckhoedoisong