9+ Nhóm thuốc điều trị tăng nhãn áp được bác sĩ chỉ định
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Hiện nay, đã có rất nhiều loại thuốc điều trị tăng nhãn áp mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng cho người bị bệnh. Glocom/bệnh tăng nhãn áp hay bệnh thiên đầu thống hoặc cườm nước là những áp lực lên mắt do nguyên nhân từ việc thủy dịch bên trong nhãn cầu không thể thoát ra, tích tụ lại ở mắt.
1. 9 Loại thuốc điều trị tăng nhãn áp được bác sĩ nhãn khoa chỉ định
Có rất nhiều loại thuốc từ nhỏ mắt tới uống được bác sĩ nhãn khoa khuyên dùng trong trị liệu cho người mắc chứng tăng nhãn áp, bao gồm:
1.1. Thuốc điều trị tăng nhãn áp thương tự Prostaglandin
Trong Y tế, Prostaglandin có trong các loại thuốc nhỏ mắt được bác sĩ nhãn khoa chỉ định sử dụng mỗi ngày với người bị tăng nhãn áp. Chất này có tác dụng làm tăng lượng dịch xuất ra khỏi mắt, hạ áp lực nội nhãn.
Loại thuốc có chất thương tự Prostaglandin sẽ giúp giảm áp lực cho mắt bằng cách cho lượng chất lỏng trong mắt của bạn thoát ra nhiều hơn.
Một vài loại thuốc phổ biến: Bimatoprost, Latanoprost, Tafluprost, Travoprost.
Tác dụng phụ nhóm thuốc Prostaglandin: làm màu da của mí mắt bị thay đổi, khiến tầm nhìn bị mờ, gây đỏ mắt và ngứa mắt.
Thuốc điều trị trăng nhãn áp có thành phần tương tự Prostaglandin giúp hạ áp lức bên trong mắt
1.2. Nhóm thuốc chẹn Beta điều trị tăng nhãn áp
Nhóm thuốc chẹn Beta thường được kê cùng nhóm thuốc Prostaglandin với tác dụng chính là làm lượng chất lỏng mắt tạo ra giảm đi giúp giảm áp lực cho nội nhãn.
Các loại thuốc chẹn Beta hoạt động trên cơ chế chẹn thụ thể, cường giao cảm và ức chế các tế bào. Tùy theo vị trí thuốc tác động mà sẽ có tác dụng tương ứng.
Các loại thuốc điều trị bệnh Glocom thường thấy là: Betaxolol, Timolol. Ngoài ra nếu bệnh nhân nhắm mắt sau khi nhỏ thuốc thì sẽ giảm thiểu được các tác dụng phụ.
Tác dụng phụ thuốc chẹn Beta: Gây ra triệu chứng huyết áp thấp, khó thở, làm nhịp tim chậm hơn so với bình thường, giảm ham muốn về tình dục, người bệnh sẽ thấy phiền muộn và mệt mỏi hơn.
Thuốc chẹn Beta điều trị bênh Glocom theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt
1.3. Thuốc chủ vận alpha - adrenergic chữa bệnh tăng nhãn áp
Có tác dụng kết hợp của cả hai loại thuốc kể trên, thuốc chủ vận alpha - adrenergic vừa làm lượng chất lỏng mắt tạo ra giảm đi, vừa giúp cho lượng chất lỏng trong mắt thoát ra nhiều hơn
Ưu điểm sử dụng thuốc chủ vận Alpha điều trị bệnh tăng nhãn áp: làm tăng nhẹ nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL- được xem là cholesterol tốt) và làm giảm nhẹ nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL- được xem là cholesterol xấu).
Các loại thuốc phổ biến: Apraclonidine, Brimonidine.
Tác dụng phụ thuốc chẹn Alpha: mắt bị ngứa, huyết áp tăng cao, đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim không đều, khô miệng, buồn ngủ.
Thuốc chủ vận Alpha hỗ trợ chữa các bệnh Glocom hiệu quả nhanh
1.4. Thuốc carbonic anhydrase (CAI), điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mắt
CAI có tác dụng ức chế lượng dịch thủy sản sinh trong nội nhãn giúp giảm áp lực cho mắt. Trong lĩnh vực y tế, thuốc Carbonic Anhydrase được sử dụng là thuốc lượi tiểu, điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mắt, chống động kinh, say độ cao, loãng xương...
Các loại thuốc thường thấy: Brinzolamide, Dorzolamide.
Tác dụng phụ khi sử dụng CAI: mắt nhìn mờ, đau nhói và cay mắt, vị đắng.
Brinzolamide, thuốc giúp giảm lượng dịch thủy trong mắt ở người bị bệnh thiên đầu thống
1.5. Epinephrine, thuốc chữa bệnh tăng nhãn áp ở mắt
Tác dụng của loại thuốc này vừa làm tăng tốc độ thoát chất lỏng ra bên ngoài vừa làm giảm tốc độ tiết chất lỏng của mắt. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này để điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mắt cần có sự chỉ định và tư vấn từ bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc Epinephrine: Sử dụng loại thuốc này bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như tắc ống nước mắt, nhịp tim nhanh hơn bình thường, gây hiện tượng màng kết.
Epinephrine giúp tăng tốc độ thoát chất lỏng, giảm áp lực nội nhãn
1.6. Parasympathomimetic, điều trị bệnh tăng nhãn áp góc đóng
Loại thuốc này có tác dụng tăng lượng chất lỏng thoát ra ở mắt. Khi người bệnh có bệnh tăng nhãn áp góc đóng thì các bác sĩ sẽ thường chỉ định dùng loại thuốc này vì nó giúp hỗ trợ mở góc mắt bị hẹp và chặn ở khu vực dẫn lưu.
Tác dụng phụ thường thấy là lông mày có cảm giác bị đau nhức, đồng tử bị co, mắt có hiện tượng nóng rát. Một vài trường hợp có tác dụng phụ là làm suy giảm thị lực vào ban đêm.
1.7. Nhóm các chất tăng thẩm thấu, hỗ trợ điều trị bệnh Glocom
Đây là loại thuốc dùng cho những trường hợp áp lực nội nhãn rất cao, cần phải giảm áp lực ngay lập tức nếu không sẽ làm dây thần kinh thị giác bị tổn thương vĩnh viễn. Các chất tăng thẩm thấu có hiệu quả làm giảm lượng chất lỏng trong mắt.
Loại thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp và chỉ dùng một lần.
1.8. Thuốc tăng nhãn áp dạng uống: Acetazolamide, Methazolamide...
Thường thì các bác sĩ sẽ không kê đơn loại thuốc dạng uống, tuy nhiên khi tác dụng giảm áp lực mắt của thuốc nhỏ mắt không đủ thì sẽ phải lựa chọn phương pháp này.
Các loại thuốc uống này làm quá trình sản xuất chất lỏng trong mắt bị chậm lại, từ đó giảm áp lực nội nhãn. Những tác dụng phụ gồm: Gây đau dạ dày, mệt mỏi, đau nhói tay và chân, trí nhớ bị giảm sút, đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.
Vài loại thuốc thường thấy là: Acetazolamide, Methazolamide, Brinzolamide, Dorzolamide.
Cho dù người bệnh dùng loại thuốc nào cũng phải nhớ sử dụng theo đúng chỉ định của y bác sĩ chuyên khoa.
Acetazolamide, điều trị tăng nhãn áp dạng viên uống hiệu quả
1.9. Thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp kết hợp
Thuốc chữa bệnh tăng nhãn áp kết hợp là loại thuốc được sử dụng để điều trị Glocom bằng cách sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để hạ áp lực nội nhãn. Hiện nay, bác sĩ nhãn khoa thường chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc nhỏ mắt điều trị Glocom gồm 2 loại giúp kháng bệnh thiên đầu thống và giảm áp lực trong mắt.
Một lợi ích khác khi sử dụng thuốc nhỏ mắt kết hợp trị bệnh Glocom tăng nhãn áp đó là giảm sự tiếp xúc với các chất bảo quản với mắt.
Thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp hiệu quả theo khuyến cáo bác sĩ
2. Cảnh báo các loại thuốc nhỏ mắt gây tăng nhãn áp
Người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chứa chất gây tăng nhãn áp - corticoid trong thành phần sản xuất.
Hiện nay trên thị trường có các loại thuốc nhỏ mắt chứa thành phần corticoid được thay thế bằng tên khác là: polydexa, neodex, polydecaron, dexacol… Corticoid là một chất kháng viêm mạnh nên được sử dụng nhiều trong các loại thuốc nhỏ mắt. Tuy vậy, nếu người bệnh bị tăng nhãn áp dùng trong thời gian dài sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm cho giác mạc.
Cảnh báo sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt gây tăng nhãn áp
3. Cẩm nang sử dụng thuốc thiên đầu thống điều trị tăng nhãn áp
Khi sử dụng thuốc điều trị tăng nhãn áp, người bệnh có thể bỏ túi một vài lưu ý như sau để có tác dụng hiệu quả hơn.
+ Sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày theo đúng chỉ định của đơn thuốc mà các y bác sĩ kê, hạn chế trường hợp quên dùng.
+ Cần làm đúng theo các hướng dẫn sử dụng của loại thuốc đang dùng. Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt, có thể giảm tác dụng phụ bằng cách nhắm mắt sau khi nhỏ thuốc.
+ Khi mắt đang đeo lens - kinh áp tròng, người bệnh phải tháo kinh trước khi nhỏ thuốc vào mắt
Bài viết trên đã tổng hợp cho các bạn một vài loại thuốc điều trị tăng nhãn áp mà các bác sĩ nhãn khoa chỉ định cho người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống cũng như tập luyện để tăng cường sức khỏe và tinh thần khi đang trong quá trình điều trị tăng nhãn áp.