ÁM ẢNH HO KÉO DÀI - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Phản xạ ho khi cổ họng bị vướng dị vật hoặc khi các dịch kích thích niêm mạc đường hô hấp. Và bệnh này sẽ trở thành nỗi ám ảnh khi tình trạng ho kéo dài, người bệnh cần cẩn trọng bởi đằng sau những cơn ho là những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Hôm nay Dr. Binh Tele_Clinic sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh ho và giải pháp điều trị của căn bệnh này.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến ho kéo dài?
Thông thường, bệnh ho sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nếu bệnh nhân điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu như đã thực hiện các phương pháp điều trị những bệnh ho kéo dài vẫn tái diễn và dài hơn 3 tuần, bệnh nhân cần lưu ý đến các vấn đề về bệnh đường hô hấp.
Việc ho kéo dài có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc lá, thuốc lào: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ho kéo dài ở cả người hút thuốc và người không hút thuốc. Việc hút thuốc chủ động hay hút thuốc thụ động đều gây nên tình trạng ho và tổn thương phổi;
- Trào ngược dịch dạ dày vào thực quản: Nếu như tình trạng ho của bạn kéo dài, liên tục, không thuyên giảm khi dùng thuốc thì có thể bạn bị trào ngược dịch dạ dày;
- Viêm xoang: Khi người bệnh bị viêm xoang, một số trường hợp dịch nhầy quá nhiều, chảy xuống thành họng gây kích ứng và tạo ra phản xạ ho để đẩy đờm ra ngoài;
- Bệnh hen phế quản: Hen phế quản thường xuất hiện theo mùa, đặc biệt là khoảng thời gian giao mùa, đường hô hấp nhạy cảm hơn, dễ bị nhiễm khuẩn do các tác nhân từ bên ngoài như: ô nhiễm, bụi mịn hoặc khí lạnh;
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Ho là 1 trong các triệu chứng phổ biến của các bệnh như: cúm, viêm phổi, viêm phế quản… Trong trường hợp ho nặng theo thời gian, uống thuốc không khỏi, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác;
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin… Trong thành phần của thuốc có dược tính gây ho khan kéo dài, ho sẽ hết khi bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc;
- Do một số nguyên nhân khác như: giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phổi, bệnh xơ nang, ung thư phổi, bệnh sarcoid.
Khác với tình trạng ho thông thường, bên cạnh những triệu chứng của ho thông thường, ho kéo dài sẽ đi kèm các triệu chứng sau:
- Ho kéo dài sẽ khiến người bệnh có tình trạng ho khan hoặc ho có đờm kéo dài, đi kèm với chảy nước mũi, ngạt/tắc mũi, cảm nhận rõ rệt dịch mũi chảy xuống thành họng;
- Ho kéo dài khiến người bệnh bị đọng hoặc dính đờm ở thành họng, khiến người bệnh luôn có cảm giác muốn hắng giọng hoặc đau họng;
- Khó thở, thở nặng nề hoặc khàn tiếng là triệu chứng rõ rệt nhất cho bệnh này;
- Một số trường hợp khi ho sẽ có kèm theo ợ chua hoặc có vị chua ở miệng hoặc có thể ho ra máu.
2. Cần lưu ý điều gì khi bị ho kéo dài?
Sẽ thật đáng lo ngại nếu tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần bởi vì tình trạng ho không chỉ gây cản trở, mất tập trung trong công việc hàng ngày mà ho kéo dài còn gây tổn thương đồ hô hấp.
Không những thế, ho kéo dài còn là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm sau:
- Ung thư phổi: Có đến 65% bệnh nhân ung thư phổi đều có dấu hiệu ho mãn tính tại thời điểm ban đầu. Hãy cảnh giác nếu như bạn ho thường xuyên trong một thời gian dài và kèm theo dịch nhầy màu hồng/đỏ, khản tiếng và đau tức ngực sau khi ho;
- Ho gà: Triệu chứng của bệnh này rất dễ nhầm với cảm cúm. Tuy nhiên sẽ nặng theo thời gian và kéo dài không khỏi;
- Viêm phổi: Nếu như bạn có tình trạng ho nhiều vào ban đêm và ho trong thời gian dài kèm theo đờm xanh, cảm lạnh thì rất có thể bạn đang bị viêm phổi. Hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác về bệnh này;
- Lao phổi: Xuất phát từ các triệu chứng ho thông thường, nặng dần theo thời gian kèm theo tức ngực, khó thở, ho ra máu, suy nhược cơ thể thì hãy cẩn trọng với bệnh lao phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn lao sẽ sinh sôi biến chứng và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Khác với viêm phổi, nếu như bạn có triệu chứng ho dai dẳng, khó thở, tức ngực và ho nhiều vào buổi sáng thì có thể bạn đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là hậu quả của việc hút nhiều thuốc.
Tham khảo gói tầm soát ung thư phổi tại Dr. Binh Tele_Clinic TẠI ĐÂY
3. Làm thế nào để điều trị ho kéo dài hiệu quả?
Khi bị ho dài ngày không khỏi mặc dù đã sử dụng thuốc và điều trị theo cách thông thường, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thực hiện các phương pháp và phát hiện sớm tình trạng bệnh lý kịp thời, tránh để lại những hệ lụy về sau.
Để chấm dứt tình trạng ho kéo dài, chúng ta cần biết được nguyên nhân gây ra những cơn ho và dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ việc điều trị bệnh ho kéo dài:
- Sử dụng thuốc chống sung huyết và kháng histamin; các loại thuốc trị có tác dụng giảm viêm, giãn khí quản, phế quản; thuốc giảm ho, long đờm, thuốc kháng sinh…;
- Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc miệng để làm sạch các dịch nhầy, chất bẩn trong mũi và miệng;
- Giữ ổn định nhiệt độ cơ thể, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột như ra vào phòng điều hòa, đeo khẩu trang để tránh bụi, không sử dụng đồ ăn quá cay, quá nóng hay chất kích thích…;
- Thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm tình trạng trào ngược dạ dày, ăn những đồ dễ tiêu hóa, ăn đủ bữa, hạn chế đồ ăn nhanh, nước có gas…;
- Tập thể dục hàng ngày từ 30p đến 1 tiếng;
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y Tế và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về bệnh ho kéo dài. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó sẽ có phương pháp điều trị hợp lý.
CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com – Website: www.drbinh.com
Facebook: fb.com/biquyetchamsocsuckhoe
CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: fb.com/365medihome