HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Bệnh lậu ở miệng, họng: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Bệnh lậu ở miệng và họng là một trong những bệnh phổ biến do việc quan hệ tình dục bằng miệng với người bị bệnh lậu. Bệnh có thể được chữa khỏi, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí là vô sinh. Vậy dấu hiệu để nhận biết bệnh lậu ở miệng và họng là gì? 

1. Tìm hiểu bệnh lậu ở miệng và họng là gì?

Bệnh lậu ở miệng và họng là một bệnh lây truyền qua đường tình dục ở vùng họng và miệng do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.

Lậu cầu khuẩn là vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối (là vi khuẩn tồn tại,phát triển trong môi trường có oxy), nó có hình hạt cà phê xếp thành từng đôi và hai mặt dẹt quay vào nhau. Lậu cầu khuẩn không có vỏ, không có nhân, không sinh nha bào (bào tử).

Theo nghiên cứu từ các tổ chức y tế: Lậu cầu khuẩn gây bệnh lậu ở người có sức đề kháng rất kém, sau ra khỏi cơ thể của người bệnh chúng chết rất nhanh. Lậu cầu khuẩn dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ khoảng 58°C trong vòng khoảng một giờ. Một số các chất sát khuẩn thông thường như axit phenix 1%, formol 0,1% có khả năng giết chết lậu cầu khuẩn trong khoảng từ 2 đến 5 phút.

- Bệnh lậu ở họng và miệng phần lớn xảy ra khi người bệnh quan hệ tình dục bằng miệng hoặc thực hiện trên bộ phận sinh dục, hậu môn của người bị bệnh lậu. Ngoài ra cũng có một nghiên cứu cho rằng bệnh lậu ở miệng và họng có thể lây truyền khi hôn, tuy nhiên vẫn còn đang  để chứng minh cho nghiên cứu này.

Nhiều người mắc bệnh lậu ở miệng và họng thường nhầm với các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng do nguyên nhân khác như liên cầu nhóm A, Mycoplasma, Chlamydia trachomatis, viêm họng do vi rút… dẫn tới điều trị sai cách. Thực chất các triệu chứng bệnh lậu ở miệng và họng khác hoàn toàn so với các bệnh ở trên, người bệnh cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh để có phương pháp điều trị đúng cách.

Hình ảnh minh họa bệnh lậu ở miệng và họng bị lây nhiễm khi quan hệ tình dụcHình ảnh minh họa bệnh lậu ở miệng và họng bị lây nhiễm khi quan hệ tình dục

2. Dấu hiệu bệnh lậu ở họng và miệng

Hầu hết các trường hợp bệnh lậu ở miệng và họng không có triệu chứng, rất khó phát hiện và phân biệt với các triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng họng khác.

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh lậu ở miệng và họng (thường xảy ra từ 7 đến 21 ngày sau khi quan hệ tình dục bằng miệng) :

- Có thể đau họng nhẹ, khó chịu khi nuốt thức ăn 

- Viêm họng

- Cổ họng mẩn đỏ và đôi khi có một vài đốm trắng hoặc tiết dịch màu trắng/vàng

- Sốt

- Sưng hạch bạch huyết ở cổ

Cách phân biệt bệnh lậu ở miệng và họng với viêm họng. Các triệu chứng điển hình của viêm họng là:

-Sốt đột ngột từ 38°C trở lên

- Đau đầu

- Người ớn lạnh

- Sưng hạch bạch huyết ở cổ

- Đau nhức toàn thân

- Mệt mỏi

- Phát ban

- Xuất hiện đốm ở đỏ ở cổ họng 

3. Thời gian ủ bệnh lậu ở miệng, họng

Thời gian ủ bệnh lậu ở họng và miệng ở nam và nữ có thể khác nhau. Cụ thể 3-5 ngày với nữ giới và 5-7 ngày với nam giới. Trong thời gian này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lậu cầu khuẩn cho người khác.

Thời gian ủ bệnh lậu ở họng và miệng ở nam và nữ giới có khác nhauThời gian ủ bệnh lậu ở họng và miệng ở nam và nữ giới có khác nhau

4. Bị bệnh lậu ở miệng có nguy hiểm không?

Bệnh lậu ở miệng là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày: nói chuyện, nhai nuốt.... Khi thấy các dấu hiệu trên cần đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để thăm khám, xét nghiệm std và điều trị bệnh đúng cách.

- Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh lậu ở miệng và họng có thể lây lan qua đường máu gây ra các biến chứng nguy hiểm tại các cơ quan khác.

- Các biến chứng của bệnh lậu ở miệng và họng nếu không điều trị kịp thời gồm:

+ Viêm tuyến tiền liệt

+ Viêm ống dẫn tinh

+ Viêm túi tinh

+ Viêm mào tinh ( thường bị một bên với các dấu hiệu của quá trình viêm sưng, nóng, đỏ, đau kèm theo sốt hoặc hai bên gây mất khả năng sinh dục).

+ Bệnh viêm vùng chậu

+ Biến chứng thai nghén

+ Các bệnh đường sinh dục: Viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh, viêm mào tinh hoàn ( thường bị một bên với các dấu hiệu của quá trình viêm sưng, nóng, đỏ, đau kèm theo sốt hoặc hai bên gây mất khả năng sinh dục), viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung.

+ Nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn

Nguy hiểm của bệnh lậu ở miệng khi bị biến chứng nặngNguy hiểm của bệnh lậu ở miệng khi bị biến chứng nặng

5. Cách chữa bệnh lậu ở miệng và họng dứt điểm bằng thuốc

Bệnh lậu ở miệng và họng hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc theo kháng sinh đồ của bác sĩ hoặc các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh lậu như sau:

* Ceftriaxon 250mg:

Là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3 có hoạt chất chính là Ceftriaxone natri

Ceftriaxon 250mg được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người lớn và trẻ em bao gồm cả trẻ sơ sinh đủ tháng (từ sơ sinh): Bệnh lậu,Nhiễm trùng trong ổ bụng, bệnh giang mai, Nhiễm trùng đường tiết niệu, Viêm màng não do vi khuẩn, Viêm phổi, Bệnh da liễu, Viêm tai giữa cấp tính…

- Liều dùng: Sử dụng đường tiêm bắp 500 mg-1 g x 1 lần / ngày, liều duy nhất 

- Chống chỉ định: đối với bệnh nhân quá mẫn cảm thành phần nào của thuốc hoặc những bệnh nhân suy gan và suy thận nặng cần phải theo dõi chặt chẽ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

 * Cefixim 400 mg:

Là một loại kháng sinh có hoạt chất chính là Cephalosporin thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.

Cefixim 400 mg được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chữa Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn gây bệnh lậu ở miệng và họng), E coli, Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm tai giữa, Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phế quản, Nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm bàng quang (nơi chứa nước tiểu), viêm bể thận… 

- Đối tượng sử dụng: tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 10 tuổi không được khuyến cáo sử dụng)

- Chống chỉ định: khi bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần nào của thuốc, cần đánh giá chức năng thận và điều chỉnh liều lượng ở những người suy thận nặng.

* Kết hợp azithromycin 1g uống liều duy nhất để điều trị đồng nhiễm Chlamydia và bệnh lậu ở họng, miệng

- Hoạt chất chính: Azithromycin dihydrat (là một kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh macrolid).

- Dùng để điều trị: Viêm niệu đạo do vi khuẩn Chlamydia trachomatis không có biến chứng và viêm cổ tử cung, Nhiễm trùng da và mô mềm, Viêm phổi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính…

-Liều dùng: sử dụng đường uống 1000 mg 1 liều duy nhất / ngày.

- Đối tượng: không nên dùng cho trẻ em dưới 45kg.

- Chống chỉ định: khi bệnh nhân quá mẫn với thành phần nào của thuốc.

Ngoài ra có thể sử dụng một số thuốc sau : Ertapenem 1g (tiêm bắp), 

Gentamicin 5 mg/kg (tối đa 400 mg, tiêm bắp), Fosfomycin 6g (dung dịch uống),...

Lưu ý: Các thuốc thuốc thuộc nhóm cephalosporin đường uống không có đủ hiệu quả để điều trị nhiễm trùng họng do lậu cầu và không nên dùng cho những người nghi ngờ nhiễm trùng họng

Hướng dẫn điều trị bệnh lậu ở miệng đúng cách bằng thuốcHướng dẫn điều trị bệnh lậu ở miệng đúng cách bằng thuốc

Ngoài việc dùng thuốc để điều trị bệnh lậu ở miệng và họng cần thực hiện một số biện pháp sau để điều trị dứt điểm bệnh lậu ở miệng và họng:

- Người bệnh nên tránh quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau khi khỏi 

- Phác đồ này được áp dụng cho cả phụ nữ mang thai, nhưng cần được theo dõi chặt chẽ.

- Truyền thông, giáo dục cho cộng đồng đặc biệt là các quần thể có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục về nguyên nhân, đường lây truyền, các biến chứng hay gặp và cách phòng bệnh.

- Tập huấn chuyên môn cho các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa để hạn chế tối đa lậu có biến chứng.

- Thực hành tình dục an toàn.

- Khám sàng lọc định kỳ các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho các quần thể có nguy cơ cao.

- Sử dụng bao cao su, mặc dù không đạt được hiệu quả 100% nhưng có khả năng hạn chế chất tiết từ bộ phận sinh dục vào miệng.

>> Xem thêm thông tin về bệnh lậu lây qua đường tình dục: https://drbinh.com/benh-lau-o-mieng-hong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-chua

Nhiễm lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae) ở miệng và và họng ít gây ra các triệu chứng hoặc dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhưng miệng và họng là vị trí quan trọng của nhiễm trùng. Vì vậy nhiễm trùng ở miệng và họng khó loại trừ hơn nhiễm trùng ở vùng khác như đường niệu - sinh dục, hậu môn - trực tràng… Thấy được những nguy hiểm của bệnh lậu ở miệng và họng, khi người bệnh có các dấu hiệu như trên cần đến ngay các bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ chuyên khoa phụ sản tư vấn và điều trị.

TAGS :

bệnh lậu bệnh lậu ở họng bệnh lậu ở miệng

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo