BỆNH TIM - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ CÓ MỘT TRÁI TIM KHỎE MẠNH
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Bệnh tim được coi là một trong những bệnh lý thuộc nhóm không lây nhiễm nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam. Khác với những bệnh gây tử vong khác, bệnh tim lại có những triệu chứng và dấu hiệu rõ ràng. Dưới đây là những bệnh lý về tim và những triệu chứng để nhận biết sớm, từ đó chúng ta có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Làm thế nào để có một trái tim khỏe mạnh?
Để có một trái tim khỏe mạnh, điều đầu tiên chúng ta cần nắm vững kiến thức về các bệnh lý tim mạch
1. Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành là một loại bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn bởi các mảng xơ vữa khiến tim bị thiếu dưỡng khí và gây ra các cơn đau thắt ngực thường xuyên. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim và các tổn thương vĩnh viễn ở tim.
Những triệu chứng điển hình dễ nhận biết bệnh mạch vành như: Có cảm giác nặng ở ngực, khó thở; thường xuyên xuất hiện những cơn đau thắt ngực bên trái khi xúc động hoặc làm các công việc nặng; thường xuyên nhức đầu, chóng mặt.
Người bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống như: Không ăn quá mặn, không ăn nhiều chất béo xấu và thường xuyên rèn luyện thể thao để cơ thể tăng cường trao đổi chất cũng như lưu thông máu.
2. Bệnh về van tim
Bệnh van tim sẽ xuất hiện khi một hoặc nhiều van tim không thể thực hiện chức năng đóng mở giúp máu lưu thông theo một chiều. Có 2 dạng bệnh về van tim là bệnh hở van tim và hẹp van tim:
- Bệnh hẹp van tim là khi van tim không được mềm mại hoặc bị dày, bị dính các mép van làm hạn chế khả năng đóng mở, gây cản trở sự lưu thông của máu. Chính vì vậy, tim phải bơm máu mạnh hơn để đẩy máu đi qua đoạn van bị hẹp đó;
- Bệnh hở van tim là trường hợp ngược lại của bệnh hẹp van tim, van tim không thể đóng khi khiến cho máu bị trào ngược trở lại buồng tim. Bệnh hở van tim thông thường nguyên nhân là do van bị co rút, thoái hóa hoặc giãn vòng van. Một số trường hợp khác có thể do dây chằng van quá dài hoặc đứt dây chằng treo van tim. Khi van tim bị hở, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù lại lượng máu bị trào ngược và xử lý tiếp lượng máu tồn dư cho lần bơm máu tiếp theo.
Thực tế một vài trường hợp bệnh nhân mắc bệnh về van tim có thể kết hợp cả hở và hẹp van tim cùng lúc.
3. Thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim là căn bệnh xảy ra khi lượng máu đến tim bị giảm, khiếm tim không đủ oxy để co bóp đẩy máu. Lượng máu đến tim giảm là hậu quả của việc tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ khu vực động mạch vành. Thiếu máu cơ tim là một loại bệnh tim phổ biến ở rất nhiều người, bệnh lý này làm giảm khả năng bơm máu của tim, gây tổn thương cơ tim dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim phổ biến nhất là những cơn đau vùng ngực ở phía trái kèm theo các cơn đau vùng cổ hoặc hàm, đau vai hoặc cánh tay, nhịp tim đập nhanh; thường cảm thấy khó thở hoặc thở đứt đoạn khi vận động.
4. Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là một loại bệnh tim cực kỳ nguy hiểm. Bệnh này sẽ xuất hiện khi có một phần của hệ thống mạch máu bị tắc khiến cho 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu. Từ đó tim không đủ máu sẽ gây nên những bệnh như suy tim, sốc tim hoặc đột tử, đột quỵ.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim là do xơ vữa mạch máu, các mảng sơ vữa tích tụ dần ở các thành mạch máu, theo thời gian sẽ giống như 1 chiếc nút chặn, ngăn chặn quá trình lưu thông của máu trong cơ thể.
5. Viêm cơ tim
Viêm cơ tim thường xảy ra do các yếu tố nhiễm trùng, đặc biệt là siêu vi trùng Coxacki, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do gia tăng hormone tuyến giáp; một số trường hợp bị viêm cơ tim không rõ nguyên nhân.
Thông thường, bệnh này không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu và chỉ được phát hiện khi bệnh đã trở nặng như: ho, khó thở, đau ngực, sưng phù cơ thể, tăng huyết áp. Bệnh ở giai đoạn này thường rất khó điều trị và rất dễ tước đi mạng sống của người bệnh.
6. Suy tim
Đúng như tên gọi, suy tim là tình trạng tim bị suy giảm toàn bộ chức năng và không thể bơm máu đi nuôi cơ thể như bình thường.
Suy tim thường diễn ra theo 4 cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1: Đây là giai đoạn khởi phát, bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào;
- Cấp độ 2: Dấu hiệu nhận biết bệnh này sẽ xuất hiện khi bệnh nhân vận động quá sức, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi và đánh trống ngực. Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn và thường hay bị bệnh nhân bỏ qua;
- Cấp độ 3: Suy tim trung bình. Giai đoạn này các triệu chứng sẽ biểu hiện ra rõ rệt và sẽ gây cản trở trong việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đây cũng là thời điểm nhiều bệnh nhân đến các cơ sở y tế để điều trị suy tim nhiều nhất;
- Cấp độ 4: Suy tim nặng, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, không thể thực hiện hoạt động thể lực, sinh hoạt khó khăn và điều trị thường xuyên trong bệnh viện.
Bệnh tim là một trong những loại bệnh không truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Việc người bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng cách xây dựng một lối sống khoa học, chế độ ăn lành mạnh và nên thực hiện tầm soát tim mạch định kỳ để có thể phát hiện các triệu chứng sớm, từ đó sẽ có phương pháp điều trị hợp lý.
Tham khảo gói tầm soát tim mạch TẠI ĐÂY
Hoặc liên hệ với Dr. Binh Tele_Clinic qua hotline 19009204 để được hỗ trợ và tư vấn thêm những thông tin về bệnh tim nhé.
CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com – Website: www.drbinh.com
Facebook: fb.com/biquyetchamsocsuckhoe
CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: fb.com/365medihome