Chi phí và quy định khám sức khỏe cho nhân viên bếp của Bộ Y Tế
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Quy định khám sức khỏe cho nhân viên bếp, nhà ăn hoặc các ngành nghề sản xuất thực phẩm ít nhất 1 năm luôn là ưu tiên hàng đầu. Do đặc thù nghề nghiệp, sức khỏe định kỳ cho nhân viên bếp vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng và uy tín doanh nghiệp. Đặc biệt tại các công ty lớn, bệnh viện, trường học có khu vực nhà ăn riêng phục vụ cho học sinh, nhân viên, người bệnh.
1. Lý do nên khám sức khỏe cho nhân viên bếp, nhà ăn
Theo quy định của Bộ Y Tế, nhân viên đầu bếp, phụ bếp, nhân viên sơ chế thực phẩm, đóng gói và vận chuyển thực phẩm, phục vụ nhà hàng - canteen cần được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm.
Ngoài ra Luật An toàn thực phẩm cũng đã quy định người sản xuất thực phẩm, kinh doanh phải đủ sức khỏe tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bếp không chỉ là trách nhiệm của người chủ doanh nghiệp đối với người lao động mà còn mang nhiều lợi ích:
+ Tránh gây lây mầm mống bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng
+ Phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, không làm ảnh hưởng tới bộ máy sản xuất
+ Tạo lá chắn phòng bệnh cho người lao động
+ Nâng cao năng suất làm việc, mang lại doanh thu cao cho cả cá nhân người lao động và doanh nghiệp
Khám sức cho nhân viên làm trong ngành thực phẩm là quy định bắt buộc của Bộ Y tế
2. Quy định khám sức khỏe cho nhân viên bếp thông tư 14/2013/TT-BYT
Theo thông tư 14/2013/TT-BYT, quy định khám sức khỏe cho nhân viên bếp, nhà ăn, người làm việc trong ngành sản xuất thực phẩm (còn gọi là khám sức khỏe thẻ xanh) là bắt buộc. Theo đó người tham gia sản xuất thực phẩm trực tiếp và người chủ cơ sở là 2 đối tượng bắt buộc tham gia khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
Theo Khoản 1 điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
"1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
..."
Mục đích của việc khám sức khỏe doanh nghiệp cho nhân viên bếp là kiểm tra người tiếp xúc với thực phẩm có mắc các bệnh truyền nhiễm, sử dụng chất kích thích: lao, phong, HIV, viêm gan B…
Pháp luật Việt Nam có quy định về mức phạt hành chính đối với các doanh nghiệp không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động tới 20.000.000đ. Cụ thể như sau:
Phạm vi dưới 10 người: Phạt từ 500.000đ - 1.000.000đ
Phạm vi 10 - 20 người: 1.000.000 - 2.000.000đ
Phạm vi 20 - 100 người: 3 - 5.000.000đ
Phạm vi 100 - 500 người: 5 -10.000.000đ
Phạm vi trên 500 người: 10.000.000 - 20.000.000đ
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bếp doanh nghiệp phải tuân thủ
3. Gói khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhà bếp gồm những gì?
Khám sức khỏe cho nhân viên bếp, nhà ăn hoặc người làm việc trong ngành sản xuất thực phẩm được thực hiện theo danh mục khám sức khỏe được cấp thẻ xanh:
+ Khám lâm sàng: khám nội tổng quát, khám ngoại, da liễu, tai mũi họng, răng hàm mặt
+ Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, nước tiểu.
Nhằm phát hiện các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động làm việc trong ngành thực phẩm và người tiêu dùng. 3 Chỉ số xét nghiệm quan trọng cần lưu ý: HEV IgM test nhanh, Anti HAV IgM và vi hệ đường ruột
+ Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán hình ảnh chụp X-Quang tim phổi thẳng nhằm mục đích xác định dấu hiệu mắc bệnh: viêm phổi, viêm phế quản, u phổi…
Danh mục khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bếp, nhà hàng, sản xuất thực phẩm theo quy định
4. Chi phí khám sức khỏe cho nhân viên bếp theo quy định
Chi phí khám sức khỏe cho nhân viên bếp bao nhiêu tiền được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm.
Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp không chỉ đơn giản là thực hiện trách nhiệm với người lao động mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, nâng chất lượng sản xuất và thu hút nhân tài.
Hiện nay chi phí khám sức khỏe doanh nghiệp cho nhân viên bếp, nhà hàng, ngành thực phẩm chưa có quy định chung. Giá khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe, số lượng nhân viên doanh nghiệp, gói khám sức khỏe doanh nghiệp…
Gói khám sức khỏe doanh nghiệp cho nhân viên bếp tại Dr. Binh Tele_Clinic bao gồm đầy đủ các mục được Bộ Y Tế quy định bao gồm: Khám tổng quát (Chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, huyết áp…); khám lâm sàng (tai mũi họng, răng hàm mặt, nam khoa, phụ khoa…); siêu âm, chụp Xquang, xét nghiệm máu, nước tiểu…
Sau khi hoàn thành các mục khám sức khỏe, mỗi nhân viên sẽ được nhận kết quả và được bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng cơ thể, đánh giá và phân loại sức khỏe có đủ tiêu chuẩn tham gia thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm hay không
Chi phí gói khám sức khỏe cho nhân viên bếp chỉ 499.000đ/ng: Xem chi tiết: https://drbinh.com/goi-kham-suc-khoe-dinh-ki-cho-nguoi-lao-dong
Khi tham gia khám sức khỏe định kỳ, người lao động cần chuẩn bị:
+ Ảnh chân dung 4x6 làm thủ tục khám sức khỏe định kỳ
+ Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi khám
+ Vệ sinh sạch sẽ: miệng, mắt, tai… để thực hiện kiểm tra
+ Không nên trang điểm khi khám da liễu
+ Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, ít phụ kiện
+ Tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bếp tại Dr. Binh TeleClinic
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về quy định khám sức khỏe cho nhân viên bếp. Đối với người lao động làm việc trong ngành thực phẩm thì đảm bảo sức khỏe tốt vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy người sử dụng lao động bắt buộc phải tuân theo các quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên.